Hoạt động máy tạo nhịp tim

(khoahocdoisong.vn) - Nhịp chậm làm cho người bệnh cảm giác mệt mỏi, và đôi khi có thể ngất do thiếu máu não, gây nguy hiểm tính mạng. Máy tạo nhịp tim giúp quả tim hoạt động với tần số bình thường đảm bảo cung cấp máu cho toàn cơ thể.

Hỏi: Tôi bị nhịp chậm, đã được cấy máy tạo nhịp tim. xin  KH&ĐS giải thích rõ về hoạt động máy tạo nhịp tim đối với bệnh của tôi?

Lê Văn Thanh (Đông Anh, Hà Nội)

PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam: Nhịp chậm làm cho người bệnh cảm giác mệt mỏi, và đôi khi có thể ngất do thiếu máu não, gây nguy hiểm tới tính mạng. Một khi nhịp chậm đã gây triệu chứng, người bệnh cần được nhập viện để cấy máy tạo nhịp tim giúp quả tim hoạt động với tần số bình thường đảm bảo cung cấp máu cho toàn cơ thể.

Một hệ thống tạo nhịp nhân tạo gồm hai thành phần: Nguồn phát và dây dẫn truyền. Nguồn tạo nhịp là một thiết bị nhỏ chạy bằng pin. Nó sản sinh ra các xung điện học làm tim co bóp.

Thiết bị này được cấy ngay dưới da thông qua một đường rạch da nhỏ, thường ở vùng dưới đòn trái. Nguồn tạo nhịp nối với tim nhờ những dây dẫn siêu nhỏ được cấy cùng lúc. Xung động sẽ theo hệ thống dẫn này đi đến tim và được cài đặt để phát xung động theo một khoảng thời gian nhất định, phù hợp với nhịp hoạt động của ổ phát nhịp tự nhiên của tim, kích thích quả tim co bóp.

Theo Đời sống
back to top