<p>Vàng da do tăng lượng bilirubin trong máu, ở trẻ sơ sinh hiện tượng vàng da sẽ xuất hiện nếu lượng bilirubin tăng hơn 7mg %. Bệnh thường xuất hiện trong tuần đầu tiên sau sinh trong đó 80% trẻ sinh non bị vàng da. Với trẻ đủ tháng, bệnh này cũng xuất hiện từ 25 - 50%.</p> <p>Nhiều phụ huynh khi thấy con bị vàng da thì lo lắng thái quá vì nghĩ vàng da là bệnh nguy hiểm, tất cả trường hợp vàng da đều có thể gặp biến chứng. Trong khi đó, vàng da có thể do nhiều nguyên nhân và chỉ những những trường hợp vàng da do bệnh lý mới chất chứa nhiều yếu tố nguy cơ.</p> <p>Vàng da ở trẻ cần được thăm khám, theo dõi và điều trị thích hợp vì nếu trẻ mắc vàng da do bệnh lý, nếu không điều trị, trẻ dễ có thể bị dẫn đến tổn thương tế bào thần kinh không hồi phục, một số trường hợp thậm chí tử vong nếu mắc phải chứng vàng da nhân.</p> <h2><strong>Các loại vàng da ở trẻ sơ sinh</strong></h2> <p>Vàng da sinh lý thường xuất hiện ở ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3 sau khi sinh. Nguyên nhân gây vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh là do sự tích tụ của bilirubin, một chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ giải phóng ra. Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh vì các bé có lượng tế bào hồng cầu cao, các tế bào này thường xuyên bị phá vỡ và được thay mới.</p> <p>Trong khi đó, gan của bé lại chưa đủ trưởng thành để lọc bỏ hết bilirubin khỏi máu vì vậy gây nên vàng da. Khi bé được khoảng 2 tuần tuổi, gan đã phát triển đầy đủ hơn và đủ sức xử lý bilirubin nên bệnh vàng da sẽ tự khỏi mà không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào.</p> <p>Vàng da sinh lý chính vì thế chỉ xảy ra đơn thuần, tức màu da của trẻ đang hồng hào bỗng chuyển sang màu vàng hoặc màu vàng chanh. Thông thường với vàng da sinh lý, lượng bilirubin sẽ tăng chậm nhưng dưới 5mg%.</p> <p>Hiện tượng vàng da sẽ hết trong một tuần đối với trẻ sinh đủ tháng và khoảng 2 tuần đối với trẻ sinh thiếu tháng. Trong thời gian bị vàng da bệnh lý, trẻ vẫn ngoan, bú tốt, tăng cân tốt, diễn tiến lành tính.</p> <div><span style="font-size:22px;"><strong>Bệnh thường xuất hiện trong tuần đầu tiên sau sinh</strong></span></div> <p>Vàng da sữa mẹ là nguyên nhân thứ hai khiến màu da của bé thay đổi. Nguyên nhân do một chất nội tiết tố của mẹ truyền qua sữa, thường gặp 10% bà mẹ cho con bú và 70% người mẹ sinh lần đầu và cho con bú mẹ. Vàng da do sữa mẹ thường xuất hiện từ ngày thứ 5 sau sinh, kéo dài khoảng 4 - 6 tuần nhưng không ảnh hưởng đến phát triển tinh thần và vận động của trẻ.</p> <p>Trẻ vẫn ăn ngủ bình thường, thể trạng tốt, đại tiện phân vàng, nước tiểu trong, gan lách không to. Sau 4 - 6 tuần, trẻ sẽ hết vàng do sự cân bằng nội tiết của mẹ.</p> <p>Vàng da bệnh lý thật sự phải cẩn trọng. Vàng da bệnh lý xuất hiện sớm, thường trong ngày đầu sau sinh. Bệnh tiến triển rất nhanh, da vàng không chỉ ở mặt mà lan xuống tay chân. Bé mắc vàng da bệnh lý sẽ bú kém, bỏ bú, bứt rứt khó chịu. Ở trẻ sinh thiếu tháng, nhiễm trùng hoặc sinh ngạt dễ bị vàng da nặng.</p> <h2><strong>Một số nguyên nhân </strong></h2> <p>Vàng da bệnh lý do nhiễm khuẩn, hay gặp nhất ở trẻ mới sinh là nhiễm khuẩn rốn hoặc nhiễm khuẩn da. Hiện tượng vàng da có thể biểu hiện sớm hoặc muộn.</p> <p>Vàng da cũng có thể do mẹ bị mắc giang mai. Với nguyên nhân này, trẻ thường bị vàng da nhẹ nhưng kéo dài. Kiểm tra sẽ thấy gan và lách phình to hơn bình thường.</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>Vàng da do virút thông thường do lây từ mẹ sang con. Những người mẹ mắc viêm gan sinh con sẽ khiến trẻ bị lây bệnh từ khi còn thai nhi. Một số trường hợp vàng da sớm nhưng có cũng có trường hợp muộn.</p> <p>Vàng da tan máu do bất đồng yếu tố Rh. Bệnh xảy ra khi người bố có yếu tố Rh+, người mẹ có yếu tố Rh- và sinh con có yếu tố Rh+.</p> <p>Cuối cùng, một số trẻ có thể bị vàng da do tắc mật bẩm sinh. Nguyên nhân do đường mật bị teo nhỏ ở mức độ khác nhau. Với những bé này, hiện tượng vàng da thường kéo.</p> <h2><strong>Làm sao để phát hiện vàng da?</strong></h2> <p>Theo dõi vàng da là việc làm cần thiết, để quan sát được rõ sự thay đổi của màu da, không cho trẻ nằm trong tối, cần đưa trẻ ra ánh sát mặt trời để quan sát (không nên quan sát dưới ánh đèn, nhất là đèn có màu vàng).</p> <p>Nên dùng tay ấn vào vùng da ở trán, mặt, ngực, bụng, dưới đùi, cẳng chân, bàn chân, bàn tay để xác định bé có bị vàng da hay không. Một số trẻ mới sinh da thường có màu đỏ nên sẽ khó thấy được vàng da, những trẻ bị vàng da, khi ấn vào da sẽ để lại màu vàng.</p> <p><img alt="Hiểu đúng về chứng vàng da trẻ sơ sinh" src="https://khds.1cdn.vn/2018/11/01/hieu_dung_ve_chung_vang_da_2.jpg" title="Hiểu đúng về chứng vàng da trẻ sơ sinh" /></p> <p><em>Với vàng da bệnh lý, bé sẽ được quang trị liệu hay còn gọi là chiếu đèn</em></p> <p><strong>Khi nào nên đưa trẻ đến bác sĩ?</strong></p> <p>Nhiều người thấy con bị vàng da, nghĩ bé bị vàng da thông thường nên chỉ mang ra phơi nắng, đến khi bé bú kém, bỏ bú, mới đưa đến bệnh viện thì đã quá nặng.</p> <div>80% trẻ sinh non bị vàng da</div> <p>Ở bệnh vàng da, những triệu chứng sau đây cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám: Da của bé vàng ngày càng nhiều hơn; màu vàng ở mặt lan đến bụng và tay chân; bé kém linh hoạt, khó thức dậy; bé bú kém, bỏ bú, khóc thét, có dấu hiệu chướng bụng…</p> <p><strong>Điều trị vàng da như thế nào?</strong></p> <p>Vàng da sinh lý sẽ tự khỏi mà không cần lo lắng, bé không cần điều tại bệnh viện mà chỉ cần điều trị tại nhà. Để giúp trẻ mau hết vàng da sinh lý, mẹ cần cho bé bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ có thể giúp đào thải nhanh bilirubin qua đường tiêu hóa. Ngoài ra, trong sữa mẹ có chứa một số dưỡng chất quan trọng giúp các cơ quan chức năng của cơ thể trẻ phát triển.</p> <p>Với vàng da bệnh lý, khi nhập viện, ngoài việc tìm nguyên nhân để điều trị, bé sẽ được các bác sĩ áp dụng quang trị liệu hay còn gọi là chiếu đèn. Trong suốt quá trình điều trị, trẻ được nằm trong luồng ánh sáng đặc biệt khoảng 24 giờ đồng hồ. Ánh sáng này giúp bé giảm vàng da bằng cách đào thải bilirubin trong máu. Một số trường hợp nặng có thể phải truyền máu hoặc thay máu.</p> <div> <div> <div> </div> </div> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Hiểu đúng về chứng vàng da trẻ sơ sinh
Thiếu kiến thức về chứng vàng da khiến một số phụ huynh quá lo lắng, số khác lại dửng dưng khiến trẻ bị những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Theo suckhoedoisong.vn
Nhỏ sữa chữa đỏ mắt: Trẻ sơ sinh phải ‘khoét bỏ mắt, lắp mắt giả’
Các cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Trẻ sơ sinh có thể tử vong khi ngủ cùng cha mẹ
Hoa hiên chữa vàng da
4 trẻ sơ sinh tử vong cùng lúc ở BV sản nhi Bắc Ninh: Tìm ra vi khuẩn kháng thuốc cực mạnh
Ăn nhiều bí đỏ vàng da
Sai lầm phổ biến khi vệ sinh mắt, mũi cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết
Chỉ số bilirubine bao nhiêu thì gọi là vàng da?
Xét nghiệm ADN thai nhi và trẻ sơ sinh
Giảm đau ngoài màng cứng điều trị viêm tụy cấp
Người đàn ông bị xuất huyết tiêu hóa do uống thuốc sai cách
Vi phẫu tạo hình nhân đạo cho những ca tổn thương vùng hàm mặt nặng nề
Đau bụng hơn 7 tháng không khỏi do rò túi thừa đại tràng sigma phức tạp
Đau bụng, khó tiêu,... đi khám phát hiện cả búi tóc trong dạ dày
Thói quen xấu gây đau lưng, cổ vai gáy nhiều người mắc phải
Ngày nay, nhiều người thường xem nhẹ các triệu chứng đau lưng hay cổ vai gáy. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không chỉ là cơn đau tạm thời mà có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng.
5 biện pháp gia cố “hàng rào” vững chắc để bảo vệ gan
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ mắc ung thư gan Việt Nam đang ở mức báo động, đứng thứ 3 trên thế giới.
Người phụ nữ vô tình nuốt nguyên hàm răng giả khi uống thuốc
Người phụ nữ phải nhập viện trong tình trạng đau vùng bụng, buồn nôn, khó chịu sau khi nuốt phải hàm răng giả.
Chủ quan lộn bao quy đầu tại nhà, bé trai 5 tuổi nhập viện
Hẹp bao quy đầu ở trẻ là hiện tượng thường gặp, nhưng nhiều bậc phụ huynh không phát hiện hoặc chủ quan không đi khám mà tự lộn tại nhà cho trẻ. Điều này rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Món ăn đơn giản, dễ thực hiện giúp tăng tuổi thọ
Kéo dài tuổi thọ và duy trì cơ thể khỏe mạnh có thể đạt được bằng những cách khá đơn giản như: tập thể dục, dinh dưỡng hợp lý, thư giãn hay kiểm tra sức khỏe định kỳ. Dưới đây là những món ăn giúp kéo dài tuổi thọ.
Nam nhân viên văn phòng mắc hội chứng cơ hình lê do... ngồi nhiều
Hội chứng cơ quả lê xảy ra khi cơ này bị sưng và co thắt. Đây là căn bệnh khá hiếm gặp. Nhiều người cho rằng hội chứng cơ quả lê chính là nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa.
Người phụ nữ tử vong sau 2 tháng bị chó nhà cắn
Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh nên khi đã lên cơn dại, 100% người mắc bệnh đều sẽ tử vong nhanh chóng.
6 biện pháp hạn chế bệnh hô hấp trong thời điểm giao mùa
Thời điểm giao mùa thường là lúc thời tiết thay đổi đột ngột, khiến hệ miễn dịch suy yếu, dễ dẫn đến các bệnh về hô hấp như cảm lạnh, viêm họng, viêm phổi, hen suyễn... cần phòng ngừa.
Em bé chào đời với 3 vòng dây rốn quấn cổ
Vòng hoa quấn cổ là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một vòng hay nhiều vòng. Phần lớn trường hợp dây rốn quấn cổ thường không liên quan đến mắc bệnh và tử vong chu sinh nhưng cần theo dõi để tránh biến chứng.
Nang đơn thận có nguy hiểm?
Nang đơn thận tuy lành tính nhưng bệnh có thể gây ra nhiều phiền toái như đái máu, đau thắt lưng khiến người mắc rất bức bối, khó chịu.
Tê bì tứ chi sau khi dùng củ ấu tàu chữa xương khớp
Củ ấu tàu là loài thực vật chứa độc tính rất mạnh, độc tính aconitin thuốc độc bảng A, chỉ với một hàm lượng nhỏ có thể gây tử vong, liều chỉ 1mg có thể gây ngộ độc nặng, 2 - 3mg đủ để gây tử vong một người trưởng thành.