Hà Nội: Tỷ lệ đốt rơm rạ sau thu hoạch đã giảm

(khoahocdoisong.vn) - Theo kết quả kiểm kê phát thải do Sở TN&MT Hà Nội, tỷ lệ trung bình đốt rơm rạ vào vụ đông xuân chỉ còn 20% và vụ hè thu là 2,2%.

Theo kết quả khảo sát năm 2020 tại 14 quận, huyện, hiện nay, tỷ lệ đốt rơm rạ tại Hà Nội là 78,57%, trong đó huyện Ứng Hòa 15%, huyện Ba Vì 10%, huyện Mê Linh 30%, quận Nam Từ Liêm 20%, huyện Thanh Trì 5%... Tuy vậy, một số huyện đã không còn hiện tượng đốt rơm ra như huyện Phú Xuyên.

GS.TS Phạm Quang Hà, Phó Viện trưởng Viện Môi trường Nông nghiệp cho rằng, để giảm triệt để việc đốt rơm rạ, ngoài các giải pháp chính trước mắt như tăng cường tuyên truyền vận động, tận dụng rơm rạ, hỗ trợ kinh phí chế phẩm sinh học… cần thực hiện tốt giải pháp lâu dài là áp dụng mô hình khép kín và xử lý sau thu hoạch, phải có quy hoạch tổng thể, thay đổi cây trồng, vai trò của cây lúa.

Việc đốt rơm rạ gây tác động tiêu cực đến môi trường cũng như sức khỏe người dân vì gây phát thải ra bụi mịn, các chất khí CO2, CO, NOX và hợp chất anđehit (khi rơm rạ không cháy hết).

Từ đầu năm 2021 đến nay, chất lượng không khí Hà Nội liên tục ở mức báo động. Điển hình trong ngày 24/1, TP Hà Nội được Tổ chức đo chất lượng không khí thế giới (Air Visual) cảnh báo ô nhiễm không khí nhất thế giới, ngưỡng cảnh báo ở mức nguy hại cho sức khỏe tất cả mọi người.

Theo Đời sống
[e-Magazine] Hà Nội vào mùa ô nhiễm không khí

[e-Magazine] Hà Nội vào mùa ô nhiễm không khí

Gần một tháng trở lại đây, chất lượng không khí (AQI) Hà Nội ở mức cảnh báo đỏ, chỉ số bụi mịn PM 2.5 vượt ngưỡng cho phép và thậm chí, có những ngày, Thủ đô thuộc top thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Đốt cỏ rác, hại chết cây xanh!

Đốt cỏ rác, hại chết cây xanh!

Những ngày đầu tháng 11/2024, khi lưu thông trên đường Mê Linh (H.Mê Linh, Hà Nội) nhiều người cảm thấy xót xa khi nhìn thấy hàng cây xanh đã khá lớn trồng ở bên lề, đoạn dài hàng trăm mét bị cháy rụi và đang trong giai đoạn chết dần.
back to top