Hà Nội: Test nhanh âm tính có được công nhận khỏi bệnh?

F0 điều trị tại nhà đủ 10 ngày, test nhanh âm tính được xác định khỏi bệnh.

Đó là nội dung văn bản do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký tối ngày 12/12.

Theo đó, có 3 trường hợp để xác định người nhiễm SARS-CoV-2:

1. Người có xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật RT-PCR;

2. Người ghi ngờ có kết quả test nhanh kháng nguyên dương tính do Bộ Y tế cấp phép và do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế;

3. Người không có triệu chứng, có yếu tố dịch tễ hoặc tiếp xúc gần với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định COVID-19 trong khoảng 14 ngày và có kết quả test nhanh kháng nguyên dương tính với 2 loại test nhanh khác nhau (test nhanh do Bộ Y tế cấp phép và do nhân viên y tế thực hiện). Trong trường hợp chỉ có kết quả dương tính với 1 loại test nhanh thì cần phải có xét nghiệm RT-PCR để khẳng định.

testnhanh(1).jpg
Hà Nội: test nhanh âm tính có được công nhận khỏi bệnh?

Bộ Y tế cũng chấp thuận cho Hà Nội sử dụng test nhanh để xác định tình trạng khỏi bệnh và cho ra viện. Cụ thể, với người bệnh không triệu chứng, triệu chứng nhẹ sẽ được gỡ bỏ cách ly sau khi đủ 10 ngày điều trị, cách ly tại cơ sở y tế hoặc tại nhà, có kết quả xét nghiệm bằng test nhanh âm tính.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch hoặc trạm y tế nơi quản lý người bệnh chịu trách nhiệm xác nhận khỏi bệnh cho người bệnh.

Còn với người bệnh COVID-19 điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị, nếu là người bệnh COVID-19 đơn thuần hay người bệnh COVID-19 có bệnh nền/bệnh kèm theo, thì các triệu chứng lâm sàng cần phải hết trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên; Có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính hoặc CT (chỉ số ngưỡng chu kỳ) từ 30 trở lên hoặc test nhanh âm tính vào trước ngày ra viện (test nhanh do Bộ Y tế cấp phép).

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top