Hà Nội: Du lịch rục rịch trở lại, cơ sở lưu trú vẫn im lìm

Từ 14/10, Hà Nội đã mở cửa du lịch trở lại, tuy nhiên chỉ đạt 1% so với cùng kỳ. Trong khi đó, hơn 41% cơ sở lưu trú của Hà Nội dừng hoạt động hoặc chuyển đổi ngành nghề

Báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội cho biết, tháng 10/2021, Hà Nội đón khoảng 5.000 lượt khách chỉ nội địa, giảm 99% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 14 tỷ đồng, giảm 98,8% so với cùng kỳ năm 2020.

10 tháng đầu năm 2021, Hà Nội đón 2,92 triệu lượt khách nội địa, giảm 61% so với cùng kỳ năm 2020.  Tổng thu ước đạt 8,18 nghìn tỷ đồng, giảm 68% so với cùng kỳ.

Sở Du lịch Hà Nội dự báo cả năm 2021, Hà Nội ước đón 4 triệu lượt khách du lịch nội địa (bằng 53% lượng khách nội địa năm 2020 và bằng 36% kế hoạch đề ra từ đầu năm).

Tác động của dịch Covid - 19 lên du lịch Hà Nội rất nặng nề khi trên 95% doanh nghiệp, đại lý lữ hành đóng cửa, tạm dừng hoạt động. 

Ước tính, trong 10 tháng năm 2021, 1.550/3.722 cơ sở lưu trú (trên 41%) phải tạm dừng hoạt động và chuyển đổi ngành nghề. Trong đó chỉ có 20 khách sạn được UBND Thành phố ra quyết định phê duyệt là cơ sở y tế tập trung phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn 1- 5 sao chỉ đạt khoảng 21.1%, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2020.

Các cơ sở lưu trú phải ngừng hoạt động, chuyển đổi ngành nghề cũng khiến 11.600 lao động (18,3%) hoạt động trong khối cơ sở lưu trú phải nghỉ việc, 13.400 lao động (21,2%) làm việc cầm chừng,  21.500 người lao động (34%) không có việc làm.

Theo Đời sống
Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên UBND bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. (Ảnh minh hoạ).

Hà Nội và TPHCM có không quá 5 phó chủ tịch UBND

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký xác thực Văn bản hợp nhất ban hành Nghị định quy định số lượng phó chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND.
back to top