Hà Nội: Cảnh báo hiện tượng nhắn tin lừa đảo mạo danh Bảo hiểm xã hội

Có tình trạng một số đối tượng lợi dụng việc chi trả tiền trợ cấp cho người lao động bị ảnh hưởng bởi Covid - 19 để mạo danh là cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH)nhắn tin cho người lao động.

BHXH thành phố Hà Nội phát đi thông tin cho biết, hiện có một số đối tượng mạo danh là cơ quan Bảo hiểm xã hội nhắn tin cho người lao động để thông báo việc nhận tiền trợ cấp do bị ảnh hưởng dịch Covid - 19.

Nội dung tin nhắn là: “Ban chua nhan duoc tr0 cap C0VID-19, vui long dang nhap shorturl.at/frFHU de lay, qua han se kh0ng duoc chap nhan."

BHXH thành phố Hà Nội cho biết, cơ quan BHXH không gửi tin nhắn có dòng chữ “chưa nhận được,” không có tin nhắn chữ “o” thay bằng số “0”.

Đồng thời, tin nhắn của BHXH Hà Nội phải có chữ "BHXHVN, BHXH_HANOI…" là từ khóa đã được đăng ký với tổng đài.

Tuy chưa rõ động cơ của các đối tượng mạo danh trên, nhưng BHXH Hà Nội khuyến nghị, người lao động cần nâng cao cảnh giác, không thực hiện bất cứ yêu cầu nào từ các tin nhắn như thế này.

Đặc biệt, ko ấn vào bất kỳ đường dẫn đính kém nào, tránh bị lộ thông tin cá nhân và bị hack tài khoản.

BHXH Hà Nội cho biết, thời gian nhận hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp ở Hà Nội là đến ngày 31/12/2021. 

Nếu cần tra cứu thông tin, người lao động chỉ cần vào website Cổng Thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội theo đường link: https://hanoi.baohiemxahoi.gov...; sau đó, nhấp chuột vào banner có nội dung "Công khai thông tin hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 116/NQ-CP" rồi nhập mã số bảo hiểm xã hội, họ tên, tích chọn “Tôi không phải là người máy” và ấn “Tra cứu”./.

Theo Đời sống
Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên UBND bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. (Ảnh minh hoạ).

Hà Nội và TPHCM có không quá 5 phó chủ tịch UBND

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký xác thực Văn bản hợp nhất ban hành Nghị định quy định số lượng phó chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND.
back to top