Giới khoa học phát hiện "tử huyệt" của SARS-CoV-2

Các nhà khoa học Thụy Sĩ đã phát hiện ra điểm yếu có thể ảnh hưởng đến tốc độ lây lan của virus SARS-CoV-2 đang gây đại dịch toàn cầu.

<div> <figure class="image align-center"><img alt="Giới khoa học phát hiện tử huyệt của SARS-CoV-2 - 1" src="https://khds.1cdn.vn/2021/05/16/icdn-dantri-com-vn_covid-1621131702676.jpg" title="Giới khoa học phát hiện tử huyệt của SARS-CoV-2 - 1" /> <figcaption>C&aacute;c nh&agrave; khoa học đ&atilde; ph&aacute;t hiện ra điểm yếu c&oacute; thể ảnh hưởng đến khả năng l&acirc;y lan của virus SARS-CoV-2 (Ảnh minh họa: Getty).</figcaption> </figure> <p>C&aacute;c nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu của Viện c&ocirc;ng nghệ ETH Zurich của Thụy Sĩ mới đ&acirc;y đ&atilde; c&oacute; ph&aacute;t hiện quan trọng về điểm yếu của virus SARS-CoV-2. Theo đ&oacute;, qu&aacute; tr&igrave;nh nh&acirc;n l&ecirc;n của virus SARS-CoV-2 trong c&aacute;c tế b&agrave;o nhiễm bệnh sẽ giảm đ&aacute;ng kể nếu qu&aacute; tr&igrave;nh sản xuất protein của n&oacute; bị gi&aacute;n đoạn.</p> <p>Điều kỳ diệu&nbsp;xuất ph&aacute;t từ &quot;chuyển đổi khung. Nghĩa l&agrave;, trong qu&aacute; tr&igrave;nh đọc từng bước bản thiết kế từ axit ribonucleic (ph&acirc;n tử polyme cơ bản c&oacute; nhiều vai tr&ograve; sinh học trong m&atilde; h&oacute;a, dịch m&atilde;, điều h&ograve;a, v&agrave; biểu hiện của gene - RNA), ribosome (bộ m&aacute;y sản xuất protein của ch&iacute;nh tế b&agrave;o) đ&ocirc;i khi c&oacute; thể xảy ra hiện tượng &quot;đếm sai&quot; hoặc x&oacute;a bỏ.</p> <p>Điều n&agrave;y hiếm khi xảy ra ở c&aacute;c tế b&agrave;o khỏe mạnh bởi v&igrave; qu&aacute; tr&igrave;nh đọc v&agrave; sao ch&eacute;p tr&igrave;nh tự sai sẽ dẫn đến rối loạn protein. Tuy nhi&ecirc;n, một số virus nhất định như virus corona hoặc HIV dựa v&agrave;o sự thay đổi như vậy để điều chỉnh qu&aacute; tr&igrave;nh sản xuất protein.</p> <p>Theo nh&oacute;m nghi&ecirc;n cứu, virus <span>SARS-CoV-2</span> tạo sự chuyển đổi khung bằng c&aacute;ch nh&acirc;n RNA của n&oacute; l&ecirc;n theo một c&aacute;ch bất thường v&agrave; phức tạp.</p> <p>&quot;Do vậy, bất cứ hợp chất n&agrave;o ức chế chuyển đổi khung bằng c&aacute;ch nhắm v&agrave;o qu&aacute; tr&igrave;nh nh&acirc;n l&ecirc;n RNA của virus cũng c&oacute; thể trở th&agrave;nh thuốc hữu &iacute;ch để ngăn sự l&acirc;y nhiễm&quot;, c&aacute;c nh&agrave; khoa học Thụy Sĩ cho biết.</p> <p>Đến nay vẫn c&ograve;n rất &iacute;t th&ocirc;ng tin ch&iacute;nh x&aacute;c về sự tương t&aacute;c của RNA với ribosome của tế b&agrave;o chủ bị nhiễm bệnh trong qu&aacute; tr&igrave;nh chuyển đổi khung. Tuy nhi&ecirc;n, c&aacute;c nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu Thụy Sĩ v&agrave; Ireland đ&atilde; th&agrave;nh c&ocirc;ng trong việc quan s&aacute;t n&agrave;y.</p> <p>Kh&aacute;m ph&aacute; tr&ecirc;n được c&aacute;c nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu gọi l&agrave; &quot;g&oacute;t ch&acirc;n Asin&quot; của tế b&agrave;o SARS-CoV-2 v&agrave; c&oacute; thể gi&uacute;p &iacute;ch cho việc ph&aacute;t triển c&aacute;c loại thuốc kh&aacute;ng virus hoặc điều trị.</p> <p>Hiện c&aacute;c nh&agrave; khoa học đ&atilde; t&igrave;m ra hai hợp chất c&oacute; thể ức chế sự nh&acirc;n l&ecirc;n của virus từ 1.000 đến 10.000 lần m&agrave; kh&ocirc;ng g&acirc;y độc cho tế b&agrave;o đang được điều trị. Hợp chất n&agrave;y tuy chưa đủ mạnh để sử dụng l&agrave;m thuốc điều trị nhưng nghi&ecirc;n cứu tr&ecirc;n được kỳ vọng sẽ mở đường cho sự ph&aacute;t triển c&aacute;c hợp chất mạnh hơn trong tương lai.</p> <p>Virus SARS-CoV-2 g&acirc;y dịch <span>Covid-19</span> được ph&aacute;t hiện đầu ti&ecirc;n trong c&aacute;c ca nhiễm bệnh ở th&agrave;nh phố Vũ H&aacute;n, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc cuối năm 2019. Covid-19 đ&atilde; nhanh ch&oacute;ng trở th&agrave;nh đại dịch to&agrave;n cầu với hơn 160 triệu ca mắc, hơn 3,3 triệu người đ&atilde; tử vong t&iacute;nh đến nay.</p> <p>Nguồn gốc của virus g&acirc;y <span>đại dịch Covid-19</span> đến nay vẫn l&agrave; vấn đề đau đầu với giới khoa học. Sau chuyến điều tra ở Vũ H&aacute;n hồi đầu năm, c&aacute;c chuy&ecirc;n gia quốc tế do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu đ&atilde; đưa ra b&aacute;o c&aacute;o trong đ&oacute; n&ecirc;u 4 giả thuyết ch&iacute;nh về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2. B&aacute;o c&aacute;o cho biết, virus &quot;nhiều khả năng&quot; l&acirc;y sang người từ một động vật trung gian l&agrave; một động vật hoang d&atilde; bị bắt v&agrave; nu&ocirc;i trong trang trại. Mặt kh&aacute;c, c&aacute;c chuy&ecirc;n gia đ&aacute;nh gi&aacute; giả thuyết virus tho&aacute;t ra từ ph&ograve;ng th&iacute; nghiệm &quot;rất kh&oacute; xảy ra&quot;.</p> <p><br /> Theo <em>Swissinfo</em></p> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo dantri.com.vn
back to top