Giải bài toán hàng trăm nghìn tấn nông sản ở các tỉnh phía Nam

(khoahocdoisong.vn) - Nhiều tỉnh phía Nam đã đến vụ thu hoạch nhiều loại nông sản trong điều kiện áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Do đó, làm sao để nông sản được tiêu thụ cho nông dân, đảm bảo nguồn cung lương thực đang là bài toán khó.

Sức ép từ sản lượng lớn

Mới đây, UBND tỉnh Đăk Lăk có công văn gửi Bộ Công Thương đề nghị hỗ trợ tiêu thụ nông sản địa phương, trong đó chủ yếu là sản phẩm bơ và sầu riêng trong bối cảnh dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh. Theo thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Đăk Lăk, toàn tỉnh có hơn 12.000ha trồng sầu riêng, diện tích đang cho thu hoạch khoảng 5.300ha, sản lượng hơn 100.000 tấn. Bơ có tổng diện tích khoảng 9.000ha, trong đó có 5.400ha cho thu hoạch, sản lượng khoảng 82.000 tấn.

Để đảm bảo mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, UBND tỉnh Đăk Lăk đã chỉ đạo các địa phương trong tỉnh chủ động tìm nhiều giải pháp để giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, trong điều kiện dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ngoài sự nỗ lực của nông dân, doanh nghiệp và chính quyền, rất cần sự hỗ trợ của các bộ, ngành.

Vì vậy, UBND tỉnh Đăk Lăk đề nghị Bộ Công Thương hỗ trợ kết nối với các sàn giao dịch điện, hướng dẫn triển khai các hoạt động kết nối tiêu thụ trên môi trường số, đưa sản phẩm bơ, sầu riêng của tỉnh lên các sàn thương mại điện tử. Đồng thời, giới thiệu kết nối các hiệp hội, các doanh nghiệp phân phối lớn để thúc đẩy tiêu thụ bơ và sầu riêng. Và hỗ trợ cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời về thị trường, giá cả, các chính sách tiêu thụ nông sản của nhà nước. Đồng thời, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển, lưu thông hàng hoá của tỉnh Đăk Lăk đi qua và đến các tỉnh thành trong cả nước.

Trước đó, tại “Diễn đàn trực tuyến kết nối cung cầu sản phẩm trồng trọt trong điều kiện giãn cách phòng chống Covid-19” do Bộ NN&PTNT tổ chức, ông Nguyễn Chí Thiện, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An cho biết, hiện nay tỉnh đang gặp một số vấn đề như thiếu nhân công thu hoạch, thương lái thu mua lúa do các địa phương giáp ranh hạn chế việc di chuyển. Lực lượng vận chuyển hàng hóa của các hợp tác xã gặp khó khăn trong việc xét nghiệm Covid-19.

Đặc biệt, việc vận chuyển thanh long ra phía Bắc đang gặp khó khăn do khi qua các tỉnh đều yêu cầu có giấy xét nghiệm Covid-19 có hiệu lực chỉ 72 giờ. Với những lái xe có giấy xét nghiệm Covid-19 hết hiệu lực giữa đường thì không biết tìm địa điểm xét nghiệm ở đâu. Do đó, Long An đề nghị Bộ GTVT công bố các điểm test nhanh dọc đường để lái xe chủ động.

Còn ông Lê Thanh Tùng, Cục phó Cục Trồng trọt cho biết, dự kiến trong tháng 8 tại các tỉnh phía Nam sẽ có 700.000ha lúa hè thu được thu hoạch, với sản lượng 3,8 triệu tấn gạo. Cùng với đó, có khoảng 1,1 triệu tấn rau củ quả của cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Lâm Đồng cũng sẽ được thu hoạch, nhưng nhu cầu tiêu dùng trong vùng chỉ khoảng 500.000 tấn, phần còn lại phải tìm phương án tiêu thụ ở các vùng khác và xuất khẩu. Về trái cây, có khoảng 640.000 tấn sẽ thu hoạch trong tháng 8 cần kết nối, tiêu thụ bao gồm xoài, chuối, thanh long, sầu riêng, bưởi, cam, nhãn, dứa và mít.

Trong điều kiện dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ngoài sự nỗ lực của nông dân, doanh nghiệp và chính quyền, rất cần sự hỗ trợ của các Bộ, Ngành.

Trong điều kiện dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ngoài sự nỗ lực của nông dân, doanh nghiệp và chính quyền, rất cần sự hỗ trợ của các Bộ, Ngành.

Đẩy mạnh thương mại điện tử

Ông Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang cho biết, tỉnh hiện gặp vấn đề lớn là đã vào chính vụ thu hoạch lúa Hè Thu, mỗi ngày có hàng nghìn ha lúa cần thu hoạch. Nhưng một số kho của công ty lương thực lại giảm sức mua. Điều này khiến nhiều thương lái tạm ngưng thu mua, trong khi nông dân không có kho để bảo quản lúa.

Thêm vào đó, tâm lý chung của công nhân là ngại ở lại nhà máy theo yêu cầu “3 tại chỗ” khiến các nhà máy xay xát khó hoạt động và không thể dự trữ lúa cho nông dân. Hoạt động sản xuất nông nghiệp nên được xem là thiết yếu, cần được ưu tiên. Ngành nông nghiệp cần có chỉ đạo xuyên suốt, đồng bộ bởi một số nơi chưa đánh giá đúng mức độ của hoạt động này. Nếu nông dân ngưng sản xuất sẽ khiến mùa vụ bị chậm trễ, ảnh hưởng đến cả chất lượng và sản lượng về sau. Để đảm bảo hoạt động thu mua, vận chuyển nông sản giữa các địa phương thì lực lượng vận chuyển, thương lái cần được ưu tiên tiêm văcxin để tránh đứt gãy chuỗi cung ứng.

Liên quan đến công tác hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa, nhất là hàng nông sản, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Lê Hoàng Tài cho hay, với kinh nghiệm xúc tiến trực tuyến quả vải thiều ở Bắc Giang, Hải Dương, quả nhãn lồng Hưng Yên… tới đây, Cục Xúc tiến thương mại sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ, địa phương và doanh nghiệp, tiếp tục tổ chức xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm địa phương, đặc biệt là nông sản, thủy sản của các tỉnh khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên. Định hướng trong thời gian tới, Cục sẽ xây dựng kế hoạch xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm địa phương theo nhóm hàng, chứ không riêng lẻ từng mặt hàng. Cùng với đó, Cục cũng tập trung hỗ trợ kết nối các nhà xuất - nhập khẩu, kết nối tiêu thụ nông sản trên các sàn thương mại điện tử.

Về lĩnh vực thương mại điện tử, bà Nguyễn Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, trong thời gian qua, Cục đã phối hợp sát sao đồng bộ với 6 sàn thương mại điện tử lớn để đẩy mạnh triển khai thương mại nông sản qua thương mại điện tử. Vì vậy, dù Covid-19 diễn biến phức tạp, song việc tiêu thụ nông sản qua các sàn thương mại khá chủ động.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, có hai vấn đề cần lưu ý, đó là logistic và điểm tập kết hàng hóa để có thể đảm bảo thông suốt cho cả quy trình mua bán qua thương mại điện tử. Trong thời gian tới, cùng với việc tiếp tục nắm bắt và tháo gỡ khâu logistics trong thương mại điện tử nhất là tại Hà Nội và TPHCM, Cục sẽ phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng nội dung hướng dẫn các hợp tác xã tại các tỉnh, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử cũng như tăng cường truyền thông theo phương thức đa kênh. Đồng thời, phối hợp các đơn vị liên quan để đưa sản phẩm nông sản lên các sàn thương mại điện tử.

Theo Đời sống
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top