Giá trị dinh dưỡng của kèo nèo

(khoahocdoisong.vn) - Kèo nèo có nguồn gốc từ nam Mỹ nhập vào nước ta. Kèo nèo trông giống cây lục bình (bèo Nhật Bản), người dân thường dùng lá non, ngó và hoa để làm rau ăn. Kèo nèo dùng làm rau ăn lẩu, nấu canh, hoặc luộc, xào mỡ

Hỏi: Quê tôi mọi người hay dùng rau kèo nèo trong các món lẩu hoặc xào, nấu. Tôi thấy rau nhiều chất xơ, ăn mát, xin KH&ĐS cho biết, ngoài làm rau ăn, kèo nèo có tác dụng gì với sức khỏe?

Hồng Hoa (Đồng Tháp)

DS. Nguyễn Văn Hào (Vũng Tàu) cho biết, kèo nèo có nguồn gốc từ Nam Mỹ nhập vào nước ta. Kèo nèo trông giống cây lục bình (bèo Nhật Bản), người dân thường dùng lá non, ngó và hoa để làm rau ăn. Kèo nèo dùng làm rau ăn lẩu, nấu canh, hoặc luộc, xào mỡ. Theo YHCT, kèo nèo có vị ngọt tính mát, tác dụng thanh thấp nhiệt, lợi tiểu, nhuận tràng, tiêu viêm. Kinh nghiệm người dân thường dùng kèo nèo chữa viêm tiết niệu, nam giới di tinh, mộng tinh, nữ giới khí hư bạch đới.

Kèo nèo là loại rau mát, chữa viêm tiết niệu, đi tiểu buốt gắt, tiểu khó và các chứng liên quan đến thấp nhiệt. Giá trị dinh dưỡng của kèo nèo tương đương cây dọc mùng ngoài Bắc. Đối với sức khỏe, kèo nèo có thể chữa di tinh, mộng tinh bằng cách lấy cả cây, mỗi lần dùng 50- 100g tươi sắc nước uống. Phụ nữ nóng nhiệt ra nhiều khí hư, lấy kèo nèo tươi 50g, lá trinh nữ hoàng cung 20g sắc nước uống ngày vài lần. Để chữa viêm tiết niệu, lấy kèo nèo phối hợp lá mã đề mỗi vị 50g sắc uống ngày vài lần. Vì cây kèo nèo có khả năng hấp thu nhiều kim loại nặng, không nên dùng kèo nèo ở những nơi nước đọng, ô nhiểm để làm rau hoặc làm thuốc.

Theo Đời sống
Hệ lụy của việc tự tiêm thuốc ở nhà

Hệ lụy của việc tự tiêm thuốc ở nhà

Tuyệt đối không tự tiêm thuốc dù là thuốc bổ nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, khi tiêm vào tĩnh mạch phải đến các cơ sở y tế có đủ điều kiện bởi khi tiêm vào tĩnh mạch dễ gây phản ứng dẫn tới tử vong.
back to top