Gặp người sáng tạo "2022 chú hổ độc bản"

Làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội những ngày này tấp nập du khách tìm tới chiêm ngưỡng bộ sưu tập “2022 tạo tác hổ sơn mài độc bản” của họa sĩ, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát.
ho-doc-ban.jpeg
Họa sĩ, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát và bộ sưu tập.

Thay đổi góc nhìn về hổ

Bộ sưu tập “2022 tạo tác hổ sơn mài độc bản” được trưng bày trong “Không gian nghệ thuật của Phát - Phat Studio”. Đó là một nếp nhà cổ mái ngói đỏ ba gian bên cạnh đình làng Mông Phụ (Đường Lâm) hơn 300 năm tuổi. Trong không gian nghệ thuật đặc sánh văn hóa Việt, hàng nghìn tác phẩm tranh, tượng, phù điêu, bàn, ghế, khay, lọ, lư... tất cả đều độc bản, đẹp và cuốn hút đến khó cưỡng.

ho-9.jpg

Họa sĩ, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát cho biết, bộ sưu tập “2022 hổ độc bản” đã được chuẩn bị từ 2 năm nay. Xuất phát từ niềm đam mê mỹ thuật và tình yêu văn hóa Việt, bộ sưu tập được thực hiện nhằm tôn vinh và phát huy nghề thủ công truyền thống của Thăng Long xưa, tránh sự dập khuôn nhàm chán của thị trường công nghiệp.

ho-4.jpg

Xưa nay, hình tượng hổ luôn là một chủ để hóc búa với nhiều lĩnh vực sáng tác. Với người Việt, hổ gần như chỉ được dùng trong tín ngưỡng tâm linh. Tuy nhiên, thông qua 2022 tác phẩm hổ độc bản, họa sĩ Nguyễn Tấn Phát mong muốn mọi người thay đổi góc nhìn về hổ. Hổ không chỉ là một loài vật hung dữ mang tính tâm linh khiến nhiều người e sợ mà còn có những đức tính khác như mạnh mẽ, độc lập, quân tử, biết ơn...

ho-2.jpg

Là một họa sĩ thiên về mỹ thuật ứng dụng được đào tạo từ Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội nên mạch sáng tạo của anh suốt gần 20 năm qua đều mang tính ứng dụng rất cao. Mỗi tạo tác hổ của anh đều mang trên mình những công năng riêng. Vẫn là tượng hổ nhưng khi lại có tác dụng làm ghế ngồi, khi là hộp, khay hay lọ hoa... để các hình tượng hổ gần gũi và dễ đi vào đời sống.

ho-0.jpeg

Họa sĩ Nguyễn Tấn Phát tâm sự, để 2022 tạo tác hổ vẫn hùng dũng mà gần gũi thân thiện có thể đi vào nội thất Việt là một thử thách rất lớn, đòi hỏi rất nhiều tâm và tài lực. So với bộ sưu tập 1010 tác phẩm trâu độc bản nhân dịp 1010 năm Thăng Long thì bộ sưu tập hổ lần này được gắn nhiều với công năng sử dụng hơn, kích thước cũng phong phú hơn. Có những tác phẩm nhỏ chỉ 10x10cm nhưng cũng có tác phẩm đại to 50 x 200cm. Chất liệu sáng tác hổ cũng đa dạng hơn. Ngoài gỗ mít, họa sĩ Nguyễn Tấn Phát còn sử dụng đá ong, đồng, sắt...

Bên cạnh việc theo đuổi đam mê qua những bộ sưu tập, những dự án đặc biệt “khổng lồ”, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát luôn tích cực phối hợp với các địa phương để truyền nghề và cho ra đời những sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, các sản phẩm OCOP... Mong muốn của anh là đưa các giá trị văn hóa Việt vào sản phẩm, nâng tầm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt lên thành các tác phẩm nghệ thuật, không sản xuất công nghiệp hàng loạt mà độc bản, nhằm tôn vinh sự sáng tạo, sức lao động của nghề thủ công truyền thống.

Món ăn tinh thần đón xuân

Mong muốn thay đổi khái niệm hổ là con vật hung tợn, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã tạo hình nhiều tác phẩm “tiểu hổ” gần gũi đáng yêu. Ngắm bộ sưu tập, từ người già tới trẻ nhỏ đều thấy hổ thân quen như gặp đâu đó trong ký ức tuổi thơ.

Ở mỗi tác phẩm, nghệ sĩ sáng tác đã lồng vào đó những giá trị văn hoá Việt. Khi là những câu chuyện cổ tích về hổ, lúc là câu ca dao, hay sự tích, tín ngưỡng và các hoa văn, hình tượng kiến trúc đặc trưng của người Việt, của cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam.

2022-chu-ho-chao-xuan-nham-dan(1).jpg

Nguyên liệu bản địa cũng được họa sĩ Nguyễn Tấn Phát chú trọng trong các sáng tác của bộ sưu tập. Các bức tượng, phù điêu hình hổ được làm chủ yếu từ gỗ mít, đá ong phủ sơn mài. Kỹ thuật chế tác ứng dụng gỗ và đá ong để làm tượng hay phù điêu hổ được nghệ sĩ nghiên cứu kỹ, ứng dụng kinh nghiệm nhiều năm về nghề mộc và sơn mài truyền thống. Chất liệu đá ong Đường Lâm nổi tiếng rất phù hợp để sáng tác, đem lại sự độc lạ và đậm chất văn hóa Việt cho tác phẩm. Đá ong được họa sĩ tỉ mỉ tạo dáng, làm sạch đá không còn xơ đất sau đó xịt rửa rồi sơn phủ bảo vệ, vừa làm mới cho đá vừa tăng độ bền, đẹp cho tác phẩm.

ho-01.jpeg

Theo họa sĩ Nguyễn Tấn Phát, với sản phẩm bằng gỗ mít, để hoàn thành một tác phẩm cũng phải trải qua rất nhiều công đoạn: Lên ý tưởng, đục gỗ tạo dáng, sơn mài với cách làm truyền thống, khảm trai, khảm trứng... rồi phủ từ 8 - 10 lớp màu. Sau khi sản phẩm khô lại tiếp tục mài rồi dán vàng, dán bạc, phủ phẩm, rồi lại mài, đánh bóng. Mỗi lớp màu trung bình phải đợi 1 - 2 ngày cho thật khô rồi mới phủ được lớp khác. Cứ như vậy, để hoàn thiện được một tác phẩm sẽ mất khoảng 30 - 45 ngày.

ho-02.jpg

Trong các tác phẩm, bộ ghế ngũ hổ khiến họa sĩ mất nhiều thời gian nhất. Bộ ghế gồm 5 chiếc với 5 màu sắc ngũ hành: vàng - Thổ, đỏ - Hỏa, xanh - Mộc, đen - Thủy, trắng - Kim. Bộ ghế rất kì công do kích thước rất lớn 1,2m x1,5m, nặng 60kg /1 chiếc, tốn rất nhiều gỗ và phải tạo dáng công phu. Việc ứng dụng kỹ thuật sơn mài khảm trứng cũng mất rất nhiều chi phí. Trị giá hiện nay của bộ ghế này cũng lên đến hàng trăm triệu. Thật may mắn bộ sản phẩm đã nhận được những phản hồi tích cực. Mặc dù bộ Ngũ Hổ chưa xong nhưng đã có nhà sưu tập đặt mua. Điều này mang đến cho họa sĩ, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát thêm động lực để hoàn thành dự án.

Hiện nay, họa sĩ đã hoàn thiện hơn 500 tác phẩm và dự kiến hoàn thiện bộ sưu tập để cho ra mắt công chúng triển lãm vào dịp 30/4/2022.

ho-5.jpg

Mọi du khách đều có thể đến “Không gian nghệ thuật của Phát - Phat Studio” tại làng cổ Đường Lâm để chiêm ngưỡng và trải nghiệm cùng nghệ nhân trong mỗi công đoạn sản phẩm. Họa sĩ Nguyễn Tấn Phát cho biết, anh rất thích sự tương tác của người xem với tác phẩm, trực tiếp tham gia cùng nghệ nhân sáng tạo góp phần tìm hiểu, lưu giữ, tôn vinh những giá trị văn hóa của nghệ thuật sơn mài truyền thống. Đây cũng là món ăn tinh thần ý nghĩa mà họa sĩ Nguyễn Tấn Phát dành tặng cho mọi người nhân dịp Tết Nhâm Dần 2022.

Họa sĩ, Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát thuộc thế hệ 8X. Anh tự nhận mình là nghệ sĩ của làng. Nhà anh ở làng cổ Đường Lâm - nơi lưu giữ nhiều nét đẹp của Hà Nội xưa. Anh từng đoạt rất nhiều giải thưởng như: Giải Nhất cuộc thi Thiết kế Thủ công Mỹ nghệ Hà Nội 2014 và 2019; Giải cao nhất cuộc thi Thiết kế Thủ công Việt Nam 2020 với tác phẩm “Trâu hoa làng Việt”. Anh là một trong những nghệ nhân trẻ nhất được vinh danh tại Lễ trao danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội năm 2017...

tan-phat.jpg
Theo Đời sống
Khách hàng cũng sẽ được thử tay lái với mẫu xe ô tô điện thông minh đầu tiên của Việt Nam – VinFast VF e34.

Vinhomes và VinFast tổ chức sự kiện trải nghiệm bộ đôi “Nhà xanh - Xe điện” tại Hà Nội và TPHCM

Nhằm tri ân cư dân và khách hàng, đồng thời mong muốn lan toả mạnh mẽ xu hướng sống xanh và thông minh, Vinhomes sẽ phối hợp với VinFast tổ chức sự kiện “Nhà xanh xe điện – Mở lối tương lai” tại hai đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) và Vinhomes Smart City (Nam Từ Liêm) trong hai ngày 23, 24/7 và Vinhomes Grand Park (TPHCM) trong hai ngày 30, 31/7. Khách hàng tham dự sự kiện sẽ được mục sở thị và lái thử bộ đôi ô tô điện thông minh VinFast VF 8 và VinFast e34.
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top