Đừng quên vệ sinh bình đun nước

(khoahocdoisong.vn) - Ấm đun nước cũng cần được vệ sinh định kỳ, tránh bám cặn bẩn gây tốn điện, chập cháy....

Hỏi: Thời gian này tôi khi đun nước bằng bình đun nước thấy rất lâu sôi, kiểm tra thì thấy bình đóng rất nhiều cặn. Có phải vì tôi quên vệ sinh bình và nếu vệ sinh tôi phải vệ sinh như thế nào?

Nguyễn Văn Hồng (Hà Nội)

KS Nguyễn Văn Hùng, Công ty TNHH Điện lạnh Ánh Sao: Xoong, chảo… là những vật dụng được chúng ta vệ sinh hàng ngày, nhưng với bình đun nước mặc dù chúng ta cũng dùng hàng ngày nhưng ít được vệ sinh. Lý do chúng ta quan niệm rằng, nước thì sao có thể bẩn. Vì thế hoặc là chúng ta không vệ sinh hoặc có vệ sinh cũng chỉ là lấy giẻ sạch ẩm lau bên ngoài. Thực tế, với ấm đun nước, chúng ta không chỉ vệ sinh bên ngoài vỏ mà còn phải vệ sinh bên trong.

Lý do vì sau mỗi lần đun nước, các khoáng chất hay cặn sẽ bám lại dưới đáy ấm. Cặn bám thành lớp dày sẽ làm giảm khả năng trao đổi nhiệt vì thế nước đun lâu sôi. Vì thế, thỉnh thoảng bạn cần để ý đến bên trong ấm, nếu thấy có hiện tượng cặn đóng thì cần phải vệ sinh ngay. Bạn hoàn toàn có thể tẩy cặn bám trong bình đun nước bằng các vật liệu đơn giản, rẻ tiền lại an toàn như chanh, giấm…

Theo Đời sống
Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Nước mắm là thứ gia vị không thể thiếu trong các gia đình Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng nước mắm đúng cách. Nhiều người mắc phải những sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại cho sức khỏe.
Cận cảnh em bé chào đời với 3 vòng hoa quấn cổ: Cẩn thận biến chứng

Em bé chào đời với 3 vòng dây rốn quấn cổ

Vòng hoa quấn cổ là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một vòng hay nhiều vòng. Phần lớn trường hợp dây rốn quấn cổ thường không liên quan đến mắc bệnh và tử vong chu sinh nhưng cần theo dõi để tránh biến chứng.
back to top