Dư nợ tín dụng trong toàn ngành ngân hàng là hơn 8,8 triệu tỷ đồng

(khoahocdoisong.vn) - Tính đến giữa tháng 11/2020, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế là hơn 8,8 triệu tỷ đồng, tăng 7,26% so với cuối năm 2019 (thấp hơn nhiều mức cùng kỳ 2019 là 10.28%).

Để đạt được mức tăng trưởng tín dụng 10% cho cả năm 2020, dư nợ toàn ngành cần tăng thêm 320 nghìn tỷ đồng trong quý 4/2020. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này vẫn còn cách khá xa so với số dư tiền gửi trong ngân hàng. Đặc biệt, vào những tháng cuối năm, lượng tiền gửi sẽ có xu hướng tăng cao. Do đó, thanh khoản các ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục dồi dào và lãi suất tiền gửi dự kiến tiếp tục đi ngang trong một vài tháng tới.

Lãi suất tiền gửi hiện vẫn giữ ở mức 2,5-3,8%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 3,7 - 5,0%/năm với kỳ hạn 6 - 12 tháng, 4,9 - 5,8%/năm với kỳ hạn 12 tháng trở lên.

Theo Đời sống
Ngân hàng Việt khai thác hiệu quả vốn ngoại

Ngân hàng Việt khai thác hiệu quả vốn ngoại

Sau khi nhận dòng vốn lớn từ các tổ chức tài chính quốc tế, các ngân hàng tại Việt Nam đã sử dụng hiệu quả, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh cho người dân cũng như doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp do nữ làm chủ, tài trợ chống biến đổi khí hậu.
Lãi suất ngân hàng nào đang cao nhất hiện nay?

Lãi suất ngân hàng nào đang cao nhất hiện nay?

Mức lãi cao nhất khoảng 9,5%/ năm ghi nhận được tại các ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ như Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank)… Đây cũng là các nhà băng có biến động lãi suất đáng chú ý trong tháng đầu năm.
Cổ phiếu ngân hàng nào khởi sắc năm 2023?

Cổ phiếu ngân hàng nào khởi sắc năm 2023?

Năm 2023 được nhận định vẫn còn nhiều rủi ro đối với ngành ngân hàng, tuy nhiên trong bức tranh màu xám vẫn có những điểm sáng để nhà đầu tư lựa chọn dựa trên nội lực của mỗi nhà băng.
back to top