Tên lửa AIM-260 là chương trình vũ khí tối mật. Các chuyên gia suy đoán, tên lửa được trang bị một động cơ kép xung, radar mảng pha quét điện tử AESA, và có khả năng dẫn đường bằng radar mảng pha APAA, dẫn đường kép với cảm biến hồng ngoại.
Đây là tất cả những tính năng được thấy trên tên lửa đối thủ của Trung Quốc, khác với dẫn đường APAA hiện được trang bị cho tên lửa R-77M của Nga.
Tên lửa mới của Mỹ dự kiến sẽ bắt đầu trang bị cho các máy bay chiến đấu Không quân Mỹ vào năm 2023.
Tương tự như các biến thể AIM-120 sau này, tên lửa sẽ có các vây gấp, cho phép máy bay chiến đấu tàng hình giữ bên trong khoảng vũ khí.
Lầu Năm Góc đặt mục tiêu tên lửa đạt được khả năng hoạt động ban đầu vào năm 2022, mặc dù có sự chậm trễ do khủng hoảng COVID-19 và các yếu tố khác.
Không quân Mỹ cũng đã thực hiện 30 lần thử tên lửa chống lại máy bay không người lái UAV, thực hiện vào năm 2020.
F-16 được đưa vào biên chế lần đầu tiên vào năm 1978, và hiện đang bị coi là lỗi thời.
Máy bay hiện đang sản xuất dành riêng cho xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu của các khách hàng như Đài Loan, Bahrain và Slovakia. Các nước này mua các máy bay phản lực thế hệ cũ, một sự thay thế rẻ hơn mua sắm các máy bay chiến đấu hiện đại.
Sự chậm trễ trong việc phát triển F-35 sẽ buộc Không quân Mỹ phải lên kế hoạch tiếp tục duy trì trong biên chế F-16 trong nhiều năm nữa, dù đã có dự kiến nghỉ hưu.
Tên lửa PL-15 của Trung Quốc trong khoang vũ khí máy bay chiến đấu tàng hình J-20.
Chương trình QF-16 chuyển đổi máy bay chiến đấu thành mục tiêu bay không người lái được coi là biểu tượng cho sự lỗi thời của máy bay chiến đấu.
Khi F-16 còn ở thời kỳ sơ khai, máy bay QF-4 được đưa vào làm máy bay mục tiêu từ các máy bay chiến đấu F-4 Phantom nghỉ hưu.
Máy bay chiến đấu mục tiêu không phải lúc nào cũng bị bắn hạ vì tên lửa bắn vào không được trang bị đầu đạn nổ. Nhưng sự hiện diện của máy bay chiến đấu mục tiêu trong bán kính vụ nổ đủ để được coi là "tiêu diệt".
Không quân Mỹ công bố sự phát triển của AIM-260 năm 2019, nhưng không công bố thời điểm bắt đầu phát triển.
Việc Trung Quốc triển khai tên lửa không đối không PL-15 và Nga là R-77M làm xuất hiện một khoảng cách hiệu suất lớn với tên lửa hàng đầu của Mỹ là AIM-120D.
Không quân Mỹ tuyên bố, chống lại PL-15 là yếu tố then chốt trong quyết định phát triển AIM-260, do tình trạng R-77M vẫn chưa chắc chắn và Không quân Nga không đủ khả năng để trang bị rộng rãi.
Nhưng với điều kiện ngân sách eo hẹp, liệu Mỹ có thể trang bị quy mô lớn AIM-260 cho các phi đội bay chiến đấu hay không vẫn chưa chắc chắn.
AIM-120D rẻ hơn nhiều, được đưa vào trang bị từ năm 2014 và vẫn được sản xuất trong thời gian sau này. AIM-260 dự kiến có giá trên 2,5 triệu USD/ tên lửa.