Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều thịt bò?

Thịt bò rất giàu chất sắt, vitamin B6, B12, giàu chất khoáng có lợi như magie, kẽm, kali... Tuy nhiên tiêu thụ quá nhiều thịt bò có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Thịt bò là thịt đỏ có chứa hàm lượng sắt cao hơn thịt gà hoặc cá. Đặc biệt, thịt bò tươi, nạc rất giàu vitamin và chất khoáng, nhất là sắt và kẽm. Do đó, sử dụng lượng thịt bò vừa phải có thể được khuyến nghị là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh.

Dưới đây là một số tác hại tiềm ẩn của việc tiêu thụ quá nhiều thịt bò:

Ảnh hưởng đến chức năng thận

Thận đóng vai trò như những nhà máy lọc siêu nhỏ, liên tục làm sạch máu, loại bỏ các chất thải như ure, creatinin và nước thừa, đồng thời điều hòa cân bằng điện giải và huyết áp trong cơ thể.

Tuy nhiên, khi chúng ta tiêu thụ quá nhiều protein, đặc biệt là protein từ thịt đỏ như thịt bò, thận sẽ phải làm việc quá sức để xử lý lượng chất thải nitơ tăng cao, gây áp lực lên các cầu thận và ống thận. Điều này lâu dần có thể dẫn đến tổn thương thận, giảm chức năng lọc và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý thận mãn tính.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều thịt bò?. Ảnh minh họa

Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều thịt bò?. Ảnh minh họa

Gây nên chứng Alzheimer

Thịt bò chứa lượng sắt khá lớn, nếu ăn quá nhiều sẽ khiến chất sắt bị dư thừa trong cơ thể và ảnh hưởng đến các dây thần kinh.

Bên cạnh đó theo các nhà khoa học, hàm lượng protein trong thịt bò là rất lớn, khi chúng ta tiêu thụ quá nhiều sẽ khiến chúng tích tụ trên não bộ. Lâu dần phá vỡ tổ chức các dây thần kinh và nó có thể là nguyên nhân gây nên chứng Alzheimer ở người cao tuổi.

Tăng nguy cơ mắc bệnh gout

Thịt bò là một trong những nguồn cung cấp purine dồi dào. Purine, khi vào cơ thể, sẽ trải qua quá trình chuyển hóa phức tạp và cuối cùng tạo ra axit uric. Trong điều kiện bình thường, axit uric được hòa tan trong máu và thải ra ngoài qua nước tiểu.

Tuy nhiên, nếu cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric hoặc thận không thể đào thải hiệu quả, nồng độ axit uric trong máu sẽ tăng cao, dẫn đến tình trạng tăng axit uric máu. Lượng axit uric dư thừa tích tụ trong máu, không được đào thải hết qua thận sẽ kết tinh thành các tinh thể sắc nhọn, lắng đọng ở các khớp, đặc biệt là khớp ngón chân cái, gây nên những cơn đau gout cấp tính, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nguy cơ nhiễm sán từ thịt bò tái

Loài sán ký sinh ở gan, đường mật của các động vật ăn cỏ. Chúng sẽ theo đường phân của nhóm động vật này ra ngoài và phát tán trong không khí.

Chúng có thể tồn tại trong môi trường bình thường. Môi trường nước hay bám vào các loại rau cỏ, thịt bò giết mổ không hợp vệ sinh.

Khi ăn thịt bò chín tái chúng sẽ có cơ hội tấn công vào cơ thể bạn nhiều ít hơn. Do đó, nên ăn khi nấu chín kỹ, và ăn với lượng vừa đủ để tận hưởng những lợi ích đối với sức khỏe từ thịt bò.

Nguy cơ tiểu đường type 2

Chất béo bão hòa trong thịt bò là chất béo xấu, đây cũng là một trong những yếu tố gây nên bệnh tiểu đường. Do đó, Hiệp hội Tiểu đường nước Mỹ khuyến cáo người dân nên hạn chế hấp thụ chất béo bão hòa và không để hàm lượng này vượt quá 7% tổng số calo tiêu thụ mỗi ngày.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tăng nguy cơ mắc bệnh gout

Thịt bò là một trong những nguồn cung cấp purine dồi dào. Purine, khi vào cơ thể, sẽ trải qua quá trình chuyển hóa phức tạp và cuối cùng tạo ra axit uric. Trong điều kiện bình thường, axit uric được hòa tan trong máu và thải ra ngoài qua nước tiểu.

Tuy nhiên, nếu cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric hoặc thận không thể đào thải hiệu quả, nồng độ axit uric trong máu sẽ tăng cao, dẫn đến tình trạng tăng axit uric máu. Lượng axit uric dư thừa tích tụ trong máu, không được đào thải hết qua thận sẽ kết tinh thành các tinh thể sắc nhọn, lắng đọng ở các khớp, đặc biệt là khớp ngón chân cái, gây nên những cơn đau gout cấp tính, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Gây tăng cân, béo phì

Thịt bò, đặc biệt là các phần thịt mỡ như sườn, ba chỉ, chứa hàm lượng calo rất cao. Việc tiêu thụ quá nhiều loại thịt này có thể dẫn đến tăng cân nhanh chóng, gây ra tình trạng béo phì. Ngoài ra, nó còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao và một số loại ung thư.

Theo Đời sống
Hút thuốc lá gây nhiều bệnh trên hệ tiêu hóa

Hút thuốc lá gây nhiều bệnh trên hệ tiêu hóa

Hút thuốc góp phần gây ra nhiều rối loạn hệ tiêu hóa như ợ chua, ợ nóng, ợ trớ, đau bụng, mệt mỏi. Hút thuốc đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ của ung thư thực quản, trào ngược dạ dày thực quản, Crohn, gan nhiễm mỡ...
Ai nên hạn chế ăn chuối chín?

Ai nên hạn chế ăn chuối chín?

Chuối là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng và thơm ngon. Tuy nhiên, chuối lại không phù hợp với một số nhóm người. Vậy những ai không nên ăn chuối chín?
back to top