Ngộ độc khi ăn gỏi cá
Cá tái, cá sống được rất nhiều người ưa chuộng, nhất là cánh mày râu khi ngồi lai rai uống rượu.
Tuy rằng việc chế biến cá có thể làm mất đi một số vi lượng trong cá nhưng nếu ăn cá sống thì các ký sinh trùng, chất độc hại nếu cá bị nhiễm độc sẽ càng dễ gây ngộ độc.
Thậm chí có thể nhiễm các ký sinh trùng, sán lá gan, nguy hiểm hơn là ung thư gan nếu kết hợp thường xuyên với những món nhậu, rượu bia các loại gây ra những phản ứng ngầm trong cơ thể bạn.
Dị ứng khi uống thuốc ho vẫn ăn cá
Theo thông tin trên Báo sức khỏe & Đời sống, uống thuốc ho mà vẫn ăn cá, đặc biệt là cá biển thì vô cùng nguy hiểm. Bạn có thể bị dị ứng do chất Histamine trong cá kết hợp với thành phần của thuốc ho, làm suy giảm hệ miễn dịch, gây dị ứng histamine.
Bên cạnh đó tình trạng bệnh sẽ càng nặng hơn khi thuốc ho chứa chất ức chế monoamine.
Việc ăn cá khi sử dụng thuốc ho, hay các thuốc kháng sinh liều cao, thuốc hạ huyết áp là điều mà các chuyên gia y tế khuyên bạn không nên dùng cùng lúc, sẽ làm phản tác dụng của cả thuốc và thực phẩm, gây hại cho bạn.
Lưu ý khi chế biến cá
Chọn đúng loại cá cho từng món ăn:
- Bạn có thể chọn cá chẽm, cá hồi, cá hú, cá bông lau, cá ba sa, cá chim, cá đuối… ít xương, cắt khúc phi lê hay để nguyên con, cho các món chiên, nấu canh, kho, nướng.
- Cá nhỏ như cá kèo, cá bống trứng, cá cơm, cá nục, cá linh… thích hợp với chiên giòn nguyên con hoặc kho rục.
- Cá sặc, cá rô, cá trê…nhiều xương nên chiên giòn, nướng hoặc lấy thịt cá nấu cháo, nấu canh.
Chọn mua cá tươi, thịt cá đàn hồi, mang đỏ, mắt trong và khử mùi tanh của cá trước khi nấu.
Cá chiên nên để ráo nước, dùng khăn thấm khô, khi chiên phải đảm bảo mặt cá vàng mới bắt đầu lật cá.
Cá kho tẩm ướp gia vị trước khi nấu, không đảo, lật cá nhiều tránh nát cá.