Điện thoại nhét túi quần làm hỏng “con giống”

(khoahocdoisong.vn) - Bản chất các tế bào dòng tinh, tinh trùng là các tế bào này rất dễ thụ cảm với sóng điện từ, hơn nữa sóng điện từ cũng là loại sóng có ái lực đặc biệt với các mô, cơ quan nhạy cảm trong cơ thể như tinh hoàn, tim, não...

Hỏi: Vợ chồng tôi muốn sinh cháu thứ 2 nhưng hơn 1 năm nay chưa có kết quả. Đi khám bác sĩ kết luận: tinh trùng di động kém. Từ đó vợ tôi không cho nhét điện thoại vào túi quần và bắt đeo ở lưng vì bảo ảnh hưởng tới con giống. Xin hỏi, có đúng như vậy không?

Phạm Văn Hùng (Hưng Yên)

BS Nguyễn Bá Hưng, Trưởng phòng khám Nam khoa Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội: Theo các nghiên cứu khi hoạt động, điện thoại phát ra sóng điện từ. Sóng điện từ có tính chất đâm xuyên và khuếch tán được trong các mô và giảm dần cường độ khi đi sâu vào các cơ quan trong cơ thể. Về cơ chế ảnh hưởng của sóng điện thoại tới tinh trùng, các nhà nghiên cứu cho rằng:

Thứ nhất: Vì bản chất các tế bào dòng tinh, tinh trùng rất dễ thụ cảm với sóng điện từ. Hơn nữa, sóng điện từ cũng là loại sóng có ái lực đặc biệt với các mô, cơ quan nhạy cảm trong cơ thể như tinh hoàn, tim, não...

Thứ hai: Sóng điện từ có mang một nguồn năng lượng nhiệt làm tăng nhiệt độ tinh hoàn, làm gia tăng khả năng đứt đoạn đảo chiều từ các phân tử trong các tế bào dòng tinh.

Thứ ba: Sóng điện từ này làm gia tăng các tác nhân oxy hóa, các gốc tự do chính các gốc tự do này gây hại cho tế bào sinh tinh vốn dĩ đã rất nhạy cảm và dễ tổn thương với các tác nhân gây hại.

Vì vậy, để tránh tác hại của sóng điện thoại lên sức khỏe, nên mua và sử dụng loại điện thoại có thông số kỹ thuật thấp như tần số thấp, tỷ lệ hấp thu đặc biệt thấp. Khi đã sử dụng thì nên để điện thoại tránh xa các cơ quan dễ nhạy cảm như tinh hoàn, não, hay tim...

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top