ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch phản hồi về việc người dân không gọi được số hotline

Hiện nay, người dân vô cùng bức xúc phản ánh gọi điện thoại đến số 028.99999.115 để F0 được chăm sóc từ xa nhưng không bao giờ liên lạc.

PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Hiệp cho biết, được sự chấp thuận của Sở Y tế TPHCM, vào đầu tháng 8/2021, Ban Giám hiệu Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã triển khai “Tổ y tế từ xa” qua hotline 028.99999.115.

Tổ y tế này nhằm theo dõi và điều trị từ xa các bệnh nhân Covid-19 đang cách ly tại nhà hay các bệnh nhân từ trung bình đến nặng chưa thể nhập viện.

Tuy nhiên, sau khi làn sóng thứ 4 tạm ổn, mô hình “Tổ y tế từ xa” - Hỗ trợ theo dõi F0 từ xa qua hotline  028.99999.115 đã được chấm dứt vào ngày 30/10/2021.

Riêng số điện thoại 028.99999.115 đã hết vai trò của đường dây nóng và quay lại là số điện thoại bình thường của phòng khám đa khoa Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Số điện thoại này hoạt động theo thời gian hoạt động của phòng khám, tức là từ 7h sáng - 5h chiều.

Do đó PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Hiệp, Hiệu trưởng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch khẳng định, mô hình hỗ trợ qua đường dây nóng 028.99999.115 nói trên không còn hoạt động trực tiếp. Nhưng trên thực tế vẫn còn một số người vẫn đăng tin nóng sai sự thật khiến một số người gọi vào số điện thoại này để được hỗ trợ ngoài giờ hoạt động của phòng khám nên không liên lạc được.

Ngày 25/11/2021, theo Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 TPHCM (Ban Chỉ đạo), địa phương là đơn vị quản lý F0 tại nhà.

Mục tiêu là y tế địa phương, chính quyền địa phương phải quản lý tất cả F0 trên địa bàn, tiếp cận F0 trong vòng 24 giờ để đánh giá tình hình kịp thời, cũng như cấp túi thuốc hỗ trợ.

ho-tro-f0.jpg
PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Hiệp, Hiệu trưởng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch khẳng định, các đơn vị “hỗ trợ” không còn hoạt động trực tiếp nhưng trên thực tế vẫn còn một số người vẫn đăng tin nóng sai sự thật.

Sở Y tế TPHCM đã tham mưu, trình UBND TPHCM chiến lược y tế trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả Covid-19; quy chế phối hợp hoạt động trong quản lý F0 tại nhà tại các cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 trên địa bàn.

Cơ quan chức năng sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan để giám sát các trạm y tế, thành lập 8 group Zalo phân theo từng khu vực.

Trong các group Zalo khu vực, các lãnh đạo, chuyên gia sẽ trao đổi thường xuyên về hoạt động chuyên môn cũng như hỗ trợ trong công tác điều chuyển bệnh. Tất cả nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người dân, đặc biệt là F0 đang được cách ly, điều trị tại nhà.

pham-ngoc-thach-ho-tro-trung-tam-cap-cuu-115.jpg
Sinh viên trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, trong đợt dịch vừa qua, đã tham gia rất nhiều hoạt động hỗ trợ  phòng, chống Covid-19.  

Sở Y tế TPHCM cũng lập 10 tổ kiểm tra để theo dõi hoạt động y tế của 22 quận - huyện và TP Thủ Đức. Từ đó, nắm bắt sớm tình hình, tiếp nhận kịp thời những phản ánh của người dân để có phương án hỗ trợ, xử lý kịp thời.

Đường dây nóng của các tổ phản ứng nhanh, các trạm y tế, trung tâm y tế hoạt động liên tục. F0 và gia đình có thể liên hệ y tế địa phương khi cần hỗ trợ hoặc can thiệp chuyển viện.

Ngoài ra, trong thời gian này, nếu ai chẳng may rơi vào tình trạng F0 có thể gọi cho số điện thoại 1022 của tổ tư vấn y tế TPHCM. 

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top