Đề xuất dành 400 tỷ đồng tặng quà cho người có công với cách mạng dịp 27/7

Quà tặng được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đề xuất làm 2 mức là 600.000 đồng và 300.000 đồng, tổng kinh phí hơn 400 tỷ đồng.
00036.jpg
Nhiều hoạt động ý nghĩa dành tặng người có công với cách mạng nhân dịp 27/7.

Bộ LĐ – TB&XH vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc trình Chủ tịch nước tặng quà cho đối tượng có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022).

Dự kiến, tổng kinh phí để tặng quà là hơn 400 tỷ đồng. Quà tặng theo phương án trình tương đương năm 2021, được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Cụ thể, mức quà 600.000 đồng dành tặng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng và những cá nhân đã có quyết định phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng trước ngày 28/7/2021 nhưng chưa hoàn tất thủ tục hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng.

Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng.

Các đối tượng khác trong nhóm này là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng.

Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng; thân nhân của hai liệt sĩ trở lên đang được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.

Mức quà 300.000 đồng dành tặng thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng; thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động.

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng.

Bên cạnh đó, mức quà 300.000 đồng còn dành tặng đại diện thân nhân liệt sĩ, người thờ cúng liệt sĩ.

Theo Đời sống
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top