Dấu hiệu nhận biết sớm viêm khớp vẩy nến để tránh tàn phế

Bệnh viêm khớp vảy nến có thể ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể, từ ngón tay, cột sống đến hệ tiêu hóa, mức độ ảnh hưởng từ nhẹ đến nặng.

Triệu chứng điển hình của bệnh là đau khớp, cứng khớp và sưng ở các khớp chính. Nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách, bệnh nhân có nguy cơ tàn phế.

Viêm khớp vảy nến là bệnh lý viêm khớp tự miễn nằm trong nhóm bệnh lý khớp cột sống huyết thanh âm tính. Hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh viêm khớp vảy nến, các biện pháp can thiệp chủ yếu nhằm kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa tổn thương cấu trúc, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm đến hệ cơ xương khớp.

Dựa theo vị trí khớp bị viêm và tổn thương, viêm khớp vảy nến được chia thành 5 thể gồm: Viêm khớp đối xứng (chiếm khoảng 50%), Viêm khớp không đối xứng, Viêm các khớp xa ngón chân và tay, Viêm ở cột sống, Viêm khớp phá hủy sụn khớp gây biến dạng các khớp.

Thể viêm khớp vảy nến các khớp đầu gối chân và đầu gối tayThể viêm khớp vảy nến các khớp đầu gối chân và đầu gối tay

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nến xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn, tấn công các mô và tế bào khỏe mạnh bên trong cơ thể, gây ra hiện tượng viêm ở khớp xương và sản xuất quá mức của các tế bào ở da. Trong đó, yếu tố căn nguyên gây bệnh là yếu tố di truyền và môi trường.

Yếu tố di truyền: Thống kê cho thấy nhiều người bệnh có tiền sử gia đình mắc một trong hai bệnh vảy nến và viêm khớp do vảy nến.

Dấu hiệu nhận biết sớm viêm khớp vẩy nến để tránh tàn phế ảnh 2

Dấu hiệu nhận biết sớm viêm khớp vẩy nến để tránh tàn phế

Hầu hết các trường hợp viêm khớp vảy nến tiến triển từ bệnh vảy nến. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp vảy nến gồm:

Bệnh vảy nến: Đây được xem là yếu tố nguy cơ lớn nhất tiến triển thành bệnh viêm khớp vảy nến. Bệnh nhân vảy nến bị tổn thương trên móng tay có khả năng tiến triển thành bệnh rất cao.

Tiền sử gia đình: Nhiều bệnh nhân có cha mẹ, anh, chị, em ruột mắc căn bệnh này.

Tuổi tác: Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng và độ tuổi nhưng phổ biến nhất trong khoảng từ 30 – 50 tuổi.

Dễ chẩn đoán nhầm và tiến triển thành viêm cột sống dính khớp

Các triệu chứng của viêm khớp vảy nến có thể tiến triển chậm hoặc xuất hiện đột ngột. Khi phát hiện các triệu chứng, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để được khám, chẩn đoán chính xác và can thiệp điều trị kịp thời, tránh trường hợp bệnh tiến triển nghiêm trọng gây hư hại toàn bộ khớp, ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Một số trường hợp viêm khớp vảy nến tiến triển thành viêm cột sống dính khớp gây đau vùng lưng dưới.

Một số trường hợp viêm khớp vảy nến tiến triển thành viêm cột sống dính khớp gây đau vùng lưng dưới.

Một số trường hợp viêm khớp vảy nến tiến triển thành viêm cột sống dính khớp gây đau vùng lưng dưới.

Viêm khớp vảy nến là bệnh lý mạn tính, có thể tiến triển tồi tệ hơn theo thời gian. Có những thời điểm các triệu chứng bệnh được cải thiện, bệnh thuyên giảm xen kẽ những đợt cấp.

Bệnh viêm khớp vảy nến có thể ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ xương khớp ở một hoặc hai bên cơ thể. Giống như bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh này cũng gây cảm giác đau đớn, sưng phồng và ấm khớp khi chạm tay vào.

Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp một số triệu chứng khác như:

Người bệnh có thể đau nhức, sưng ở ngón tay, ngón chân hoặc cũng có thể dẫn đến các dị tật ở tay chân.

Đau nhức khắp các điểm mà gân và dây chằng bám vào xương, đặc biệt là phần lòng trong bàn chân hoặc mặt sau của gót chân (viêm gân Achilles).

Đau lưng: Một số trường hợp bệnh tiến triển gây triệu chứng viêm cột sống, hay còn gọi là viêm cột sống dính khớp các khớp đốt sống giữa cột sống và ở trong các khớp nằm giữa cột sống và xương chậu.

TS.BS Lê Thị Bích Thủy, Trưởng khoa Nội thần kinh - Cơ Xương Khớp thăm khám cho người bệnhTS.BS Lê Thị Bích Thủy, Trưởng khoa Nội thần kinh - Cơ Xương Khớp thăm khám cho người bệnh

Vừa qua, bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiếp nhận bệnh nhân viêm khớp vảy nến tiến triển từ bệnh vảy nến. Khi nhập viện, người bệnh bị đau nhức các khớp tay, khớp chân, đi lại khó khăn, phải ngồi xe lăn. Sau gần 10 ngày điều trị người bệnh đã khỏe mạnh, có thể đứng lên đi lại, sinh hoạt thoải mái.

TS.BS Lê Thị Bích Thủy, (Trưởng khoa Nội thần kinh – Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ)

Theo Đời sống
Day huyệt hạ huyết áp

Day huyệt hạ huyết áp

Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
back to top