Ngứa da: Mắc tiểu đường, người bệnh cũng có dấu hiệu ngứa da. Nghiên cứu chỉ ra, hiện tượng ngứa này thường thấy ở giai đoạn đầu khởi phát, hơn 30% người bị ngứa da.
Nguyên nhân tình trạng bắt nguồn từ việc lượng đường trong máu tăng cao, lượng đường trong dịch mồ hôi tiết ra cũng tăng theo. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển. Sức đề kháng của da lúc này cũng suy yếu, người bệnh dễ có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy.
Ngoài ra, lượng đường trong máu tăng cao còn làm tổn thương dây thần kinh, rối loạn chức năng thần kinh.
Ảnh minh họa |
Suy giảm thị lực: Mắc chứng tiểu đường, người bệnh có hiện tượng suy giảm thị lực. Tình trạng này bắt nguồn từ việc lượng đường trong máu tăng cao liên tục làm tăng nguy cơ mắc bệnh võng mạc, suy giảm thị lực.
Ngoài suy giảm thị lực, bệnh nhân tiểu đường còn có thể có hiện tượng khô mắt, mỏi mắt, khó chịu... do sự gia tăng mạch máu mắt, các vấn đề thần kinh do lượng đường trong máu tăng cao liên tục.
Giảm ham muốn tình dục: Mắc chứng tiểu đường, nhiều bệnh nhân còn có hiện tượng giảm ham muốn tình dục. Được biết, lượng đường trong máu tăng cao thời gian dài dễ gây tổn thương hệ thần kinh và mạch máu ở nhiều nơi trong cơ thể.
Hệ thần kinh hoạt động không tốt dễ dẫn đến rối loạn cương dương, giảm ham muốn, dần dần mất hứng thú với sinh hoạt chăn gối.
Tay chân tê bì: Tay chân tê bì có thể bắt nguồn từ các vấn đề như huyết áp cao, mỡ máu cao hay tiểu đường... Để xác định chính xác nguyên nhân tê bì chân tay, bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu và lượng đường trong nước tiểu kịp thời.