Đậu cọc rào chữa ho sốt

(khoahocdoisong.vn) - Đậu cọc rào có vị đắng, tính mát; có tác dụng ấm phế, trợ tỳ, tiêu thực, làm thông huyết mạch, dùng chữa cảm sốt, phát ban...

Cây đậu cọc rào còn tên khác là đậu săng, đậu chiều, đậu thiều, đậu mè, ba đậu nam,…tên khoa học là Cajanus cajan ( L.) được trồng phổ biến làm bóng mát hoặc làm hàng rào và lấy hạt làm thực phẩm (nấu chè, làm tương), chăn nuôi gia súc. Đặc biệt, nó còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh.

Theo Đông y, cây đậu cọc rào có vị đắng, tính mát; có tác dụng ấm phế, trợ tỳ, tiêu thực, làm thông huyết mạch, chữa trị nhiều bệnh.

Trị cảm sốt, mụn nhọt và trẻ em lên sởi ho: Dùng rễ đậu cọc rào15g, sài đất và kim ngân hoa (mỗi vị 10g), sắc nước uống.

Trị các loại ban trái có kèm theo các chứng đầy hơi, sình bụng, tiêu chảy, gốc ban dây dưa: Dùng lá đậu cọc rào 100g, lá bạc hà 100g, củ bồ bồ 100g, hoa kinh giới 100g, trần bì lâu năm 100g, lức cây 100g, hương phụ sao 100g, hậu phác sao 100g, củ sả 100g. Các vị hoà chung, tán bột nhuyễn. Mỗi lần uống 1 muỗng cà phê, trẻ em nửa liều; ngày uống 2 – 3 lần

Làm tăng sữa: Dùng hạt và lá giã ra, hơ hay xào nóng đắp vào vú gây tiết sữa.

Trị ho, cảm, cổ họng sưng đau: Dùng rễ đậu cọc rào tán bột, rễ xạ can cũng tán bột, thêm phèn chua, hoà nước sôi để nguội ngậm không nuốt nước; hoặc dùng hạt đậu săng sao vàng sắc uống.

 Giải khát, thanh nhiệt: Rang đậu cọc rào cho vàng rồi nấu nước uống. Nhưng cần lưu ý chớ lạm dụng vì khi dùng liều cao có thể gây độc. Liều gây độc thay đổi tùy theo thể trạng ở mỗi người, song thông thường với liều 25 – 30 hạt đã có thể làm chết người.

                                BS HOÀNG LONG (Bộ Y tế)

Theo Đời sống
Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Mỗi năm, ít nhất 1,7 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị nhiễm khuẩn huyết. Ít nhất 350.000 người lớn bị nhiễm khuẩn huyết tử vong trong thời gian nằm viện hoặc chuyển sang chăm sóc cuối đời. Vì vậy, cần biết về bệnh để phòng tránh.
back to top