Củ riềng kích thích tiêu hóa

(khoahocdoisong.vn) - Cây riềng được trồng ở mọi nơi, trồng rất dễ, nhiều nơi cây còn tự mọc hoang. Người ta trồng riềng để lấy củ. Củ riềng tươi có màu vàng nhạt, khi khô chuyển sang màu đỏ. Mỗi khi thu hoạch về người ta rửa sạch, cắt bỏ các rễ và phơi, sấy khô dùng dần.

Riềng là một loại gia vị thông dụng dùng trong các món ăn, làm tăng thêm phần hấp dẫn cho các món ăn.

Trong củ riềng đặc biệt có mùi thơm rất riêng, không lẫn với gia vị nào khác, đó là tinh dầu có thành phần chủ yếu là xincola và metylxinamat. Riềng còn là vị thuốc kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, chữa các chứng bệnh ăn khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy. Theo quan niệm Đông y, riềng có vị cay, tính ấm, mùi thơm đặc trưng, riêng chữa bệnh về tiêu hóa, đi vào kinh đại trường. Riềng có thể chế biến thành dạng bột, miếng hay ngâm rượu. Xin giới thiệu một số bài thuốc.

Chữa đau bụng nôn mửa: Lấy 8g củ riềng và 1 quả táo (đại táo), cho 2 vị thuốc này sắc với 300ml nước khi cạn còn 100ml, uống trong ngày chia 2 lần.

Chữa đau bụng tiêu chảy do lạnh: Củ riềng sao khô 80g, củ gấu 40g. Củ gấu sao cho hết lông, giã dập sau đó tiếp tục sau chế cả hai vị này sấy khô, tán nhỏ thành bột mịn, cho vào lọ đậy kín dùng dần. Ngày uống 8g với nước trà nóng nếu là người lớn. Trẻ 4g hãm với nước sôi uống ấm, lọc cho trong.

Chữa ăn uống khó tiêu, đầy hơi: Riềng khô 40g, gừng khô 40g tán nhỏ mịn hòa với mật lợn, viên thành viên nhỏ sấy khô. Người lớn 10 viên/ngày, trẻ em 5 viên/ngày, uống trong 3 ngày bệnh tiến triển tốt.

BS Kim Ngân (Viện Châm cứu T.Ư)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top