Công nghệ AI thay đổi mang tính đột phá cách xây dựng các video sự kiện

Trong tương lai không xa, việc tạo video sự kiện cho người dùng sẽ được Trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán đám mây hỗ trợ, không cần sự tham gia của một nhà quay phim chuyên nghiệp hay kỹ thuật chuyên sâu.

Các hệ thống ứng dụng AI sẽ kết hợp tự động và thông minh những video từ nhiều smartphone và những thiết bị video khác, bao gồm camera hành động, máy bay không người lái (UAV) hoặc bất kỳ camera nào nối mạng thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Loại hệ thống này sẽ được triển khai cung cấp dịch vụ cho người dùng trong vòng 2-3 năm tới.

mayanhai.jpg

Các khối thành phần xây dựng cho hệ thống ứng dụng AI đã có và chứng minh được độ tin cậy. Những thành phần này là máy ảnh và phần mềm xử lý video tiên tiến, được tích hợp trong điện thoại thông minh, AI nhận dạng ảnh và truyền thông không dây tốc độ cao, độ trễ thấp như mạng không dây LTE tốc độ cao, mạng Wi-Fi và 5G .

Trong một sự kiện nhất định, người dùng sẽ sử dụng một ứng dụng để tham gia một dự án được chia sẻ. Khi bắt đầu quay video, phần mềm trên thiết bị tự động xác định những gì mỗi người đang quay, gắn thẻ nội dung bằng siêu dữ liệu chi tiết.

Khi sự kiện diễn ra, những luồng video được gắn thẻ meta này di chuyển từ điện thoại thông minh, camera sang đám mây. Tại đây, hệ thống sản xuất AI khớp các luồng video bằng phương pháp kiểm tra dấu thời gian, đồng bộ hóa nội dung hình ảnh và âm thanh, xác định mục tiêu trọng tâm và đánh giá độ tin cậy các clip thu được.

Các thuật toán chỉ định xếp hạng nội dung những clip dựa trên chính nội dung chủ đề (một người đang cười trong khung cảnh có thể có giá trị hơn cho video thay vì bố cục khung hình tuân theo quy tắc 1/3) đồng thời dựa trên những thông số chất lượng (ánh sáng, ảnh có bố cục tốt có thể là những cảnh cuối kết thúc video, chứ không phải là thời gian cuối cùng).

Phương thức xếp hạng này giúp trình chỉnh sửa tự động kết hợp các clip lại với nhau, đưa ra những lựa chọn như chọn clip và trộn âm thanh. AI cũng có thể áp dụng những chủ đề trực quan, bù đắp khoảng trống trong nội dung bằng hiệu ứng hoặc hình ảnh tĩnh, đưa vào lưu trữ, viết tiêu đề hoặc chú thích theo chỉ định của người dùng.

Cuối cùng, hệ thống chuyển đổi video thành các định dạng và độ phân giải phù hợp với các phương tiện trình chiếu mà người dùng lựa chọn.

Trong tương lai, khi mạng không dây tốc độ cao cho phép quy trình sản xuất đa camera theo thời gian thực, hệ thống này sẽ bao gồm cả phản hồi thông minh. Ví dụ: nếu hệ thống AI nhận thấy video không có clip quay cảnh tổng quan trong một sự kiện, AI có thể tác động ngược camera điện thoại thông minh cần thiết, điều khiển mở ống kính ghi toàn cảnh.

Bất kỳ ứng dụng nào của công nghệ video đa kênh đều phải có những biện pháp bảo vệ an toàn để đảm bảo những luồng nội dung đóng góp được hệ thống biết đến và xác định được phép tham gia. 

Điện thoại thông minh cũng cung cấp dữ liệu nhận dạng của chính điện thoại và người dùng mà hệ thống bảo mật AI có thể phân tích để phát hiện truy cập trái phép. Quá trình sản xuất video đa camera trên cơ sở công nghệ AI sẽ bao gồm những biện pháp bảo vệ chống thảm họa truyền thông như video deepfake. Video sản xuất bằng phương pháp đa camera ứng dụng AI phải được ghi dấu mờ tự động, xác nhận nội dung được ghi từ thực tế và không thể thay đổi.

Phương thức sản xuất video đa camera trên cơ sở công nghệ AI là một đột phá mới trong hệ sinh thái truyền thông đa phương tiện, cho phép người dùng thấy được và ghi lại một thế giới mở rộng, đa góc nhìn, biến việc sản xuất video thành một trải nghiệm xã hội đa màu sắc thực sự.

Theo Spectrum.IEEE
Vì sao chậm thương mại hóa 5G?

Vì sao chậm thương mại hóa 5G?

Bộ TT&TT đã cấp phép cho các doanh nghiệp (DN) thử nghiệm 5G tại 40 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Tắt sóng 2G và thương mại hóa 5G là xu hướng “không thể tránh khỏi” khi đến nay mạng 4G đã phủ sóng đến 99,8% cả nước và thử nghiệm 5G đang ngày càng mở rộng.
back to top