Theo Live Science, thiết bị 6G mới được phát triển bởi một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản (DOCOMO, NTT, NEC và Fujitsu). Các cuộc thử nghiệm đã được tiến hành trên độ cao 328 feet (100 mét). Statista đưa tin, tốc độ truyền của 6G nhanh hơn tới 500 lần so với tốc độ 5G trên điện thoại thông thường ở Mỹ.
Để hình dung rõ hơn về tốc độ 100 Gbps, tham chiếu đơn giản là tải một bộ phim HD dài hai giờ xuống thiết bị chỉ tốn chưa đầy hai giây. Trong khi đó, kết nối 5G được cung cấp từ các nhà khai thác lớn với tốc độ trung bình khoảng 220 Gb/giây, cho phép tải xuống cùng một bộ phim trong gần hai phút.
Công nghệ 6G sẽ nhanh gấp 500 lần 5G. Ảnh minh họa |
Với tốc độ cao và độ trễ thấp, 6G được kỳ vọng sẽ tạo ra làn sóng ứng dụng mới dựa trên kết nối liền mạch và xử lý dữ liệu theo thời gian thực, góp phần phát triển nhiều lĩnh vực như Internet vạn vật (IoT), thành phố thông minh và thậm chí cả những trải nghiệm thực tế ảo và thực tế tăng cường tiên tiến hơn.
Theo Hiệp hội GSM (Hệ thống toàn cầu cho thiết bị di động), hiện tại, các nhà khoa học đang nỗ lực xây dựng 6G với mục tiêu hoàn thiện cơ sở hạ tầng trước khi triển khai vào đầu năm 2030. Tin tốt là và giá thành của các thành phần 6G sẽ giảm dần khi công nghệ phát triển.
Tín hiệu 5G thường được truyền ở các băng tần dưới 6 GHz và được mở rộng thành các băng tần khoảng 40 GHz – được gọi là "dải sóng milimet".
Với 6G dự kiến sẽ sử dụng các dải tần số cao hơn, được gọi là băng tần "sub-THz", nằm trong khoảng từ 100 GHz đến 300 GHz. Việc truyền trong khu vực này tận dụng lợi thế về tốc độ nhanh hơn nhưng có nhược điểm là gây nhiễu nhiều hơn cho môi trường khiến tín hiệu có nhiều khả năng bị chặn hơn, đặc biệt là trong nhà.
Do 6G dựa trên các dải tần số cao hơn nhiều nên cần cơ sở hạ tầng hoàn toàn mới để truyền và khuếch đại tín hiệu, trong khi điện thoại thông minh hoặc thiết bị VR sẽ yêu cầu ăng-ten 6G.