Con đường xâm nhập của amip ăn não

(khoahocdoisong.vn) - Amip ăn não có sức hủy hoại tế bào não mạnh và có thể làm tổ chức não bị tổn thương nặng nề và gây tử vong cao. Chúng xâm nhập vào người chỉ là tình cờ, bất thường.

Hỏi: Xin KH&ĐS cho biết loại amip ăn não và amip thường có gì khác nhau. Chúng xâm nhập vào cơ thể người như thế nào?

Đỗ Văn Hạnh (TP Hồ Chí Minh)

GS.TS Nguyễn Văn Đề, Nguyên trưởng bộ môn ký sinh trùng Trường đại học Y Hà Nội: Danh từ “ amip ăn não” chỉ dùng cho loài amip sống tự do và bất thường xâm nhập vào người, đó là loài Naegleria fowleri, loài này có sức hủy hoại tế bào não mạnh và có thể làm tổ chức não bị tổn thương nặng nề và gây tử vong cao.

Loài amip sống tự do này tồn tại ở những vùng nước bẩn. Chúng xâm nhập vào người chỉ là tình cờ, bất thường và rất hiếm gặp. Đường xâm nhập chủ yếu là qua đường mũi khi tiếp xúc với mầm bệnh.

Loài amíp thường gặp là loài Entamoeba histolytica là loài amip ký sinh, hoàn toàn khác với amip sống tự do Naegleriafowleri và không được tự đặt tên là “amip ăn não”. Loài amip Entamoeba histolytica phân bố rải rác trên khắp các tỉnh/thành nhưng chủ yếu là người lành mang bao nang với tỷ lệ khoảng 5-10%.

Loại ký sinh trùng đường ruột này lây lan và phát tán chính qua phân, nếu phân có chứa mầm bệnh được mang đi tưới rau hoặc được đổ thải xuống sông, hồ thì theo đó mà lây lan. Tuy nhiên, nó chỉ thể hiện thành bệnh khi có điều kiện thuận lợi trong ruột, hoặc khi cơ thể yếu, suy giảm miễn dịch. Amíp này thường gây bệnh kiết lỵ, áp xe gan, áp xe não...

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top