Có nên xét nghiệm D-dimer sàng lọc cục máu đông?

Test D-dimer là xét nghiệm máu xem có bệnh về cục máu đông không, chủ yếu để chẩn đoán loại trừ chứ không phải sàng lọc.

Hỏi: Xét nghiệm D-dimer có thể chẩn đoán cục máu đông không? Có nên sàng lọc cục máu đông bằng xét nghiệm này không?

Nguyễn Văn Hưng (Hà Nội)

Có nên xét nghiệm D-dimer sàng lọc cục máu đông? ảnh 1

Có nên xét nghiệm D-dimer sàng lọc cục máu đông?

Trả lời: theo TS.BS Huỳnh Wynn Trần, Tiến sĩ Y khoa tại Trường Y khoa, ĐH State University of New York, Test D-dimer là xét nghiệm máu xem có bệnh về cục máu đông không, chủ yếu để chẩn đoán loại trừ chứ không phải sàng lọc.

Cục máu đông được tạo ra giúp cơ thể bịt vết thương, ngăn chảy máu và tan ra khi vết thương đã lành. Với các bệnh liên quan cục máu đông như tắc tĩnh mạch sâu, tắc động mạch phổi, đột quỵ, đông máu nội mạch phân tán…, cục máu đông có thể hình thành khi không có chấn thương hoặc không tan khi đáng ra nó phải tan.

D-dimer là mảnh protein tạo ra khi cục máu đông phân rã. Ở người có triệu chứng giống của tắc tĩnh mạch sâu, hay tắc động mạch phổi chẳng hạn, mức D-dimer thấp/bình thường giúp loại trừ những bệnh này.

D-dimer tăng trong máu gợi ý bệnh liên quan cục máu đông. Nó cũng tăng trong các bệnh, nhiều điều kiện khác, như cao tuổi, có thai, nhiễm trùng, bệnh gan, bệnh tim, một số bệnh ung thư, phẫu thuật hay chấn thương gần đây, bệnh tự miễn…Do vậy, phải làm thêm các xét nghiệm khác như các chẩn đoán hình ảnh để xác định.

Xét nghiệm D-dimer chỉ dùng để giúp chẩn đoán hoặc loại trừ bệnh liên quan cục máu đông như nêu trên ở người có triệu chứng. Nếu không có triệu chứng, chẳng có lý do gì phải xét nghiệm D-dimer cả.

Do nhiều bệnh, điều kiện có thể làm tăng D-dimer, nếu không có triệu chứng của bệnh về cục máu đông thì độ nhạy của xét nghiệm này thấp, D-dimer không thể dùng để sàng lọc bệnh liên quan cục máu đông trên người không có triệu chứng.

Theo Đời sống
Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Mỗi năm, ít nhất 1,7 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị nhiễm khuẩn huyết. Ít nhất 350.000 người lớn bị nhiễm khuẩn huyết tử vong trong thời gian nằm viện hoặc chuyển sang chăm sóc cuối đời. Vì vậy, cần biết về bệnh để phòng tránh.
back to top