Chuyển đổi số y tế quốc gia: Mỗi người dân có một bác sĩ riêng

(khoahocdoisong.vn) - Việc chuyển đổi số y tế quốc gia không chỉ mang lại lợi ích cho cơ quan quản lý mà người dân được hưởng lợi rất nhiều: Tự biết quản lý, chăm sóc sức khỏe, tự biết cách phòng bệnh và còn có "bác sĩ riêng" để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe.
Họp báo chương trình chuyển đổi số y tế quốc gia.

Họp báo chương trình chuyển đổi số y tế quốc gia.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giải quyết hồ sơ trực tuyến

Trao đổi với phóng viên KH&ĐS sau buổi họp báo “chuyển đổi số y tế quốc gia” – Điểm sáng Việt Nam năm 2020, TTND.PGS.TS Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin cho hay, trong thời gian qua, ngành y tế đã đẩy mạnh và có bước phát triển đột phá trong ứng dụng CNTT, tiếp cận các công nghệ số như vạn vật y tế kết nối, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn... và đã có những trái ngọt" với các sản phẩm trên.

Thứ nhất, chuyển đổi trong xây dựng và quản trị ngành y tế, với mục tiêu đặt ra tiếp tục duy trì hoạt động các cơ quan hành chính của Bộ, Sở Y tế thành môi trường phê, trình bằng văn bản điện tử, hoàn toàn bỏ giấy tờ. Mục tiêu đến năm 2025, 90% hồ sơ công việc tại Bộ, Sở Y tế; 80% hồ sơ công việc của phòng y tế huyện được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê trong lĩnh vực y tế  phụ sự chỉ đạo, điều hành của Bộ Y tế được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia; 80% các hệ thống thông tin y tế có yêu cầu chia sẻ, kết nối thông tin được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu y tế; thông tin của người dân, doanh nghiệp được số hóa và lưu trữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia y tế không phải cung cấp lại...

TTND.PGS.TS Trần Quý Tường phát biểu tại Hội nghị.

TTND.PGS.TS Trần Quý Tường phát biểu tại Hội nghị.

Mỗi người dân đều được quản lý và chăm sóc sức khỏe tốt

TTND.PGS.TS Trần Quý Tường nhấn mạnh, phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe là trụ cột hết sức quan trọng ngành y tế ưu tiên triển khai. 100%  các bệnh viện trên cả nước đã triển khai hệ thống thông tin quản lý bệnh viện; có 10 bệnh viện và 1 phòng khám đã triển khai bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy; có 23 bệnh viện đã triển khai hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) thay cho in phim. Một số bệnh viện đã sử dụng mạng xã hội trong tương tác bệnh nhân như Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM; phát triển ứng dụng bệnh án điện tử cho bệnh nhân; ứng dụng điện toán đám mây ở Nghệ An, Tiền Giang, Kon Tum...

Trên cơ sở hồ sơ sức khỏe điện tử cho toàn dân, mỗi người dân có thể có 1 bác sĩ riêng khi có thể kết nối với bác sĩ mà mình muốn tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho mình. Hồ sơ sức khỏe cũng giúp cho người dân, cơ sở y tế lưu trữ toàn bộ lịch sử khám chữa bệnh của người dân trên cơ sở lịch sử khám chữa bệnh để tự biết quản lý sức khỏe.

Cùng với hồ sơ sức khỏe điện tử, ngành y tế cũng đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ  nhân tạo, xây dựng các phần mềm để quản lý các bệnh mạn tính không lây nhiễm, quản lý tiêm chủng mở rộng và đang xây dựng phần mềm quản lý tiêm chủng văcxin. 

Việc thực hiện bệnh án điện tử sẽ  tạo  rất nhiều thuận lợi cho người dân, cho bệnh viện và cơ quan quản lý. Thứ nhất với nhân dân, có hồ sơ bệnh án điện tử vào viện 1 lần, lần sau sẽ không phải khai báo tiền sử, khai báo hành chính, làm được các thủ tục hành chính nhanh chóng. Đặc biệt, từ bệnh án chuyển hồ sơ điện tử sẽ được lưu trữ nhanh, thậm chí đọc đơn thuốc ở bệnh án điện tử không phải đọc chữ bác sĩ....

Thứ hai, với bác sĩ, bệnh viện sẽ rất thuận lợi quản lý xem lịch sử sức khỏe của người bệnh một tổng thể, toàn diện rất nhanh chóng, trên cơ sở triệu chứng lâm sàng hiện tại có thể đưa ra quyết định kịp thời rất nhanh chóng. Các kết quả lâm sàng X-quang, xét nghiệm liên thông giữa các cơ sở với nhau rất tốt và hạn chế được chi phí xét nghiệm, chiếu chụp tốt kém...

Cơ quan quản lý khi có bệnh án điện tử sẽ có dữ liệu về sức khỏe của người dân trên cơ sở đó mới có nguồn dữ liệu lớn để sử dụng big data các thuật toán sử dụng trí tuệ nhân tạo phân tích tình hình dịch bệnh để xây dựng chính sách cho phù hợp, cụ thể hơn.

Ngoài ra, việc ứng dụng thông tin hiện đã giúp người dân có thể ở ngồi nhà đăng ký khám chữa bệnh đến giờ thì đến khám không phải xếp hàng, chờ đợi. Người dân cũng có thể khám chữa bệnh từ xa tại 1.000 cơ sở y tế khám chữa bệnh từ xa Telehealth...

Theo Đời sống
back to top