Chữa chàm cần kiên trì.
* Rau sam tươi rửa sạch giã nhỏ đắp vào vùng da bị chàm băng lại qua đêm, liệu trình 5- 7 ngày hoặc hơn. Liều lượng tùy theo diện tích vùng chàm, hoặc rau sam sắc đặc lấy nước bôi. Bài thích hợp chàm thể tạng.
* Nhọ nồi (bách thảo sương). Nhọ nồi nấu bằng rơm dạ, lọc lấy nước trong rửa ngày 3-4 lần. Bài này thích hợp bệnh chàm nhiều mun nước ngứa gai “Ngoại đài bí yếu”
* Lá muồng trâu (muồng lác) tươi giã nhỏ bôi đắp lên vùng da chàm, ngày làm 2-3 lần. Bài thích hợp chàm bội nhiễm thêm vi khuẩn khác da khô sần ngứa chảy dịch.
* Lá cây kiến cò tươi (bạch hạc thảo) giã nhỏ đắp bôi lên vùng da chàm ngày vài lần, bài thích hợp bệnh chàm ngứa có bội nhiễm.
* Cây xương rồng ông (Xương rồng ba cạnh), cắt một đoạn 20-30 cm nướng chín vắt lấy nước cốt, pha nước chanh bôi lên vùng da bị chàm.
* Lá cúc tần, lá lốt, bèo cái mỗi vị 30g hoặc hơn, nấu nước ngâm rữa lên vùng da bị chàm, nhiều ngày. Bài này có thể kết hợp nấu nước uống càng hiệu quả.
* Lá trầu không, tô mộc sắc nước ngâm rữa ngày vài lần, hoặc sắc đặc bôi vào vết chàm. Bài này thích hợp dạng chàm bội nhiễm thêm vi khuẩn khác.
* Sâm đại hành liều vừa đủ sắc ngâm rữa ngoài, và ngày 30g-50g, củ tươi sắc nước uống như trà, hoặc phơi khô thán bột viên uống nhiều ngày. Nếu dùng khô bằng ½ liều.
* Lá lốt, kinh giới mỗi vị 50g tươi sắc nước ngâm rửa lên vết chàm ngày vài lần, hoặc nấu nước uống như trà càng hiệu nghiệm.
* Vỏ hoặc lá cây hoàng bá nam tươi hoặc khô liều vừa đủ sắc lấy nước ngâm, và sắc cô đặc bôi ngoài, có thể phối hợp ngày 20-30g sắc nước uống như trà. Bài thích hợp bệnh chàm khô, da dầy sừng nứt nẻ.
* Cành dâu tằm, ích mẫu, mỗi vị 20-30g khô, tươi liều gấp 3 lần sắc uống nhiều ngày. Bài này thích hợp thể chàm ứ động, tuần hoàn tĩnh mạch kém, vùng da quanh mắt cá chân, bàn tay có những đốm nhỏ, ngứa viêm. Chữa chàm bằng đắp ngoài dân gian còn dùng một số vị khác đều có hiệu nghiệm như: lá cây thồm lồm, Cây seo gà, bạch hoa xà, củ khoai tây giã nhuyễn đắp.
Lương Y Minh Phúc
(Phó Chủ tịch Hội Đông y TP Vũng Tàu)