Chế bột mộc hương trị trúng gió

Mộc hương vị cay thơm, có tác dụng tiết khí. Rễ mộc hương có thể bào chế thành bột, bảo quản trong lọ kín, cất dùng dần chữa một số bệnh như: trướng bụng, đầy hơi, đau bụng, đau tai…

Mộc hương.

Mộc hương là cây sống lâu năm, rễ to, đường kính có thể đến 5cm, vỏ ngoài mầu nâu nhạt. Phía gốc có lá hình 3 cạnh tròn, dài 12 – 30cm, rộng 6 – 15cm, cuống dài 20 – 30cm, có rìa. Mép lá nguyên và hơi lượn sóng, 2 mặt đều có lông, mặt dưới nhiều hơn. Trên thân cũng có lá hình 3 cạnh, nhưng càng lên trên lá càng nhỏ dần. Mép có răng cưa, cuống lá càng lên cao càng ngắn lại, phía trên cùng lá gần như không cuống hoặc có khi như ôm lấy thân cây. Hoa hình đầu, mầu lam tím. Quả bế, hơi dẹt và cong, mầu nâu nhạt, có những đốm mầu tím. Mùa hoa vào các tháng 7-9. Mùa quả tháng 8 – 10. Cây trồng nhiều ở Vân Nam (Trung Quốc) nên còn có tên là Vân Mộc hương.

Bộ phận dùng để chế thuốc là rễ khô. Vào mùa đông, sau khi đào lên, rửa sạch đất, rễ tơ và thân lá, cắt thành những khúc ngắn 6,6 – 13,3cm. Loại thô to, rỗng ruột thì chẻ dọc thành 2-4 miếng, phơi khô, bỏ vỏ ngoài là được. Loại cứng chắc, mùi thơm nồng, nhiều dầu là tốt. Loại hơi xốp, ít mùi thơm, ít dầu là loại vừa. Rễ mộc hương có vị đắng, mùi thơm đặc biệt. Trong Đông y, dùng để điều khí thì dùng rễ sống. Nếu muốn cho ruột sáp lại thì bọc bột, nướng chín dùng.

Lấy rễ ngâm nước, vớt ra, trên ủ vải ướt. Khi nước ngấm vào mềm đều, thái phiến, phơi khô, dùng sống hoặc trộn với bột mì bọc lại, đem nướng lên dùng. Cũng có thể lấy rễ rửa sạch, phơi trong râm cho khô, thái mỏng, tán thành bột. Khi dùng, cho vào nước thuốc đã sắc xong rồi, quấy đều, uống. Hoặc mài với nước thuốc thang đã sắc rồi, uống.  Mộc hương dễ mốc mọt nên cần để nơi khô ráo, kín, kỵ nóng. Không nên phơi nhiều làm mất mùi thơm.

Trị trúng ác khí bất tỉnh, mắt nhắm, cấm khẩu, giống như trúng phong: Mộc hương tán bột; hạt Bí đao nấu lấy nước hòa cùng bột Mộc hương cho uống.

Trị trong tai đau: Mộc hương tán bột, lấy củ hành nhúng vào mỡ ngan rồi chấm vào thuốc bột, nhét vào trong lỗ tai.

Trị lỵ: Mộc hương 1 tấc (khúc 6-13cm), Hoàng liên 20g, nấu với nước cho cạn, bỏ hoàng liên đi, chỉ lấy Mộc hương, thái mỏng, bồi khô, tán bột, chia làm 3 lần uống. Lần thứ nhất uống với nước sắc Trần bì, lần thứ 2 uống với nước sắc Trần mễ, lần thứ 3 uống với nước sắc Cam thảo.

Trị đầy hơi, không muốn ăn uống: mộc hương tán bột cho uống.

Vì Mộc hương vị cay thơm, có tác dụng tiết khí, vì vậy, người khỏe mạnh nếu uống dài ngày sẽ không thích hợp. Người thể trạng âm hư không dùng. Người chân khí suy yếu, có nhiệt, huyết hư, táo bón cũng kỵ không dùng.

BS Nguyễn Thị Lệ Quyên

Khoa Đông y, Bệnh viên Đa khoa Hà Giang

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top