Cách theo dõi chỉ số SpO2 khi khó thở

Dịch Covid-19 đang bùng mạnh, nhiều bệnh nhân cảm thấy khó thở. Dưới đây là tư vấn của bác sĩ về việc theo dõi chỉ số SpO2 (nồng độ oxy trong máu ngoại vi).

Theo ThS. BS Võ Ngọc Anh Thơ, Phó trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, BV Chợ Rẫy, người bệnh mắc Covid- 19 cảm thấy khó thở nên thực hiện đúng các bước đo SpO2 và kiểm tra lần lượt đủ 5 ngón tay nhưng chỉ số vẫn dưới 95%, tốt nhất nên báo với cơ sở quản lý F0 tại nhà; trạm y tế xã (phường) hoặc Trung tâm vận chuyển cấp cứu để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời, dù bệnh nhân không cảm thấy mệt hay tăng nhịp thở.

Thông thường, phổi thực hiện nhiệm vụ duy trì sự sống là trao đổi khí. Phổi khỏe mạnh giữ cho máu được cung cấp oxy 95-100%. Ở những bệnh nhân mắc Covid-19, phổi rất dễ bị tổn thương, khiến các mô phổi bị mất oxy và ngừng hoạt động, không còn truyền oxy cho dòng máu, gây ra tình trạng thiếu oxy thầm lặng.

Do vậy, nếu chỉ số SpO2 giảm xuống dưới 94% là dấu hiệu đáng lo ngại. Lúc này, bác sĩ có thể quyết định can thiệp bằng oxy bổ sung. Dưới 90% là cận kề nguy hiểm. Từ thời điểm này, người bệnh cần được hỗ trợ thở oxy sớm và chuyển nhanh nhất đến cơ sở điều trị.

Trong thời gian chờ nhân viên y tế, bệnh nhân có thể tự cải thiện oxy phổi bằng cách tập thở và nằm ở tư thế nằm sấp.

Việc sử dụng thiết bị đo SpO2 khá đơn giản nhưng cũng cần lưu ý vì có thể xảy ra sai số trong quá trình thực hiện. Trước khi dùng thiết bị đo SpO2, bệnh nhân nên xoa ấm bàn tay, cần để cố định bàn tay lên trên mặt bàn. Khi đo, bệnh nhân cố gắng không cử động trong vòng 1 phút để kết quả được chính xác.

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top