Cách tẩy vết ố trà trên tách trà, cốc sứ

Một cốc trà vào buổi sáng mang giá trị rất cao về mặt sức khoẻ, giúp tinh thần trở nên sảng khoái. Sau một thời gian dài sử dụng, các ly đựng trà có thể bị nhuốm màu ố vàng gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Nguyên nhân gây nên vết ố trên ly tách sứ

Tuỳ thuộc vào từng loại trà, chúng sẽ có nhiều màu sắc khác nhau, nhưng phổ biến nhất là các sắc vàng, nâu hoặc đen. Và khi nước trà bay hơi, nước trà sẽ sắc lại và trở thành nguyên nhân gây ố màu ly tách.

Cụ thể hơn, trong trà và cà phê đều có chứa phân tử là hóa chất hữu cơ và oxy. Khi tiếp xúc với bề mặt ly tách trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho phản ứng trùng hợp - polymerisation, làm cho các phân tử này tích tụ và khiến cho vết ố xuất hiện trên ly trở nên đậm màu.

Nếu các vết trà trên ly sứ không được xử lý, chúng sẽ dần trở nên đậm màu trên ly cốc và lan rộng hơn trên ly cốc.

Cách làm sạch vết ố vàng trên tách trà, cốc sứ

Giấm và muối

Với vết ố trên ấm, tách, ly sứ, bạn lấy một ít giấm và một ít muối trộn với nhau, sau đó dùng khăn và cọ chà nhẹ. Sau 5 phút, bình trà sẽ sạch ngay.

Nước cốt chanh

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Việc làm sạch bên trong lòng ấm trà khó hơn nên chúng ta sẽ cho một lượng nước cốt chanh vào trong, rót nước sôi đầy ấm rồi ngâm qua đêm, sáng hôm sau bình trà sẽ sạch bong.

Cát hoặc muối hột

Cho một ít cát hoặc muối hột vào ấm trà, cốc dơ. Đổ đầy nước sạch (có thể chế thêm một chút giấm) rồi lắc đều. Để qua đêm, sau đó rửa sạch.

Kem đánh răng

Đầu tiên, bạn dùng nước rửa ấm, cốc sứ sau đó bôi kem đánh răng vào bàn chải rồi nhẹ nhàng chà vào vết ố trà bám trên ấm, đưa khắp thành ấm, các ngóc ngách (nơi dễ bám cao trà lâu ngày), sau đó rửa sạch lại với nước là xong.

Bã cà phê

Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy một ít bã cà phê cho vào lò sấy, nếu không có lò bạn có thể sử dụng ánh nắng mặt trời để phơi khô. Tiếp theo, bạn cho bã cà phê vào cốc sứ hoặc ấm, tách trà rồi dùng miếng rửa bát chà thật mạnh, lưu ý chà khô chứ không cho thêm nước nha các bạn.

Sau cùng đem rửa sạch. Thật bất ngờ chưa, tất cả vết ố đã biến mất rồi!

Lưu ý khi vệ sinh ấm trà

Bạn không nên vệ sinh ấm chén uống trà bằng các vật dụng có chất liệu nhám, dễ gây xước lớp men của ấm chén.

Khi vệ sinh các loại trà cũ, hãy lưu ý đến một số nơi chúng ta thường bỏ qua như thành trong của miệng ấm trà, vòi ấm trà, đáy chén trà, các góc khay trà,…

Ấm trà rất kị mùi, do đó hoàn toàn không thể sử dụng xà phòng hay nước rửa chén để rửa. Đặc biệt đối với các loại ấm đất, ấm tử sa, các loại ấm hấp thụ mùi… tuyệt đối không dùng chất tẩy rửa, chất có mùi nồng vì làm mất đi hương vị nguyên bản, đặc trưng của trà thay vào đó hãy dùng các chất tẩy rửa tự nhiên, an toàn.

Nên vệ sinh bộ trà cụ ngay sau khi dùng trà, nhưng đôi khi, không phải lúc nào cũng tiện cho việc vệ sinh ngay, chúng ta bị cuốn theo các hoạt động khác và quên đi việc vệ sinh ấm chén, và thường đến lần dùng trà tiếp theo mới vệ sinh thì các cặn trà đã tích tụ lại một lớp bám chắc vào thành ấm, rất khó vệ sinh bằng tay, phải dùng các dụng cụ hỗ trợ và và cũng rất mất thời gian.

Theo Đời sống
Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Nước mắm là thứ gia vị không thể thiếu trong các gia đình Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng nước mắm đúng cách. Nhiều người mắc phải những sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại cho sức khỏe.
Cận cảnh em bé chào đời với 3 vòng hoa quấn cổ: Cẩn thận biến chứng

Em bé chào đời với 3 vòng dây rốn quấn cổ

Vòng hoa quấn cổ là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một vòng hay nhiều vòng. Phần lớn trường hợp dây rốn quấn cổ thường không liên quan đến mắc bệnh và tử vong chu sinh nhưng cần theo dõi để tránh biến chứng.
back to top