Nguồn ảnh: Phys.
Các mô hình hiện tại cho thấy, thế hệ sao đầu tiên có niên đại từ 200 – 400 triệu năm tuổi sau vụ nổ lớn. Những ngôi sao đầu tiên như vậy có quãng đời ngắn, nhanh tiêu thụ nhiên liệu hạt nhân của chúng trước khi nổ tung và từ đó cung cấp nhiều hạt giống vũ trụ bao gồm các nguyên tố nặng.
Phát hiện ánh sáng từ các thiên hà đầu tiên nằm trong tầm với của James Webb, dự kiến ra mắt vào năm 2020, cho thấy kính này có thể phát hiện các ngôi sao riêng lẻ trên một khoảng không gian và thời gian rộng lớn nhất định ngay từ sâu thẳm.
Thông thường, thấu kính hấp dẫn của kính thiên văn có thể phóng đại ánh sáng từ vật thể nền với hệ số từ 10 – 20.
Nhưng nếu căn chỉnh gần như hoàn hảo, ánh sáng từ ngôi sao thế hệ đầu tiên của vũ trụ có thể được phóng đại tăng gấp 10.000 lần hoặc hơn nhờ James Webb.
“Tìm kiếm các ngôi sao đầu tiên và lỗ đen từ lâu đã là mục tiêu của ngành thiên văn học”, Rogier Windhorst thuộc Đại học bang Arizona cho biết: “sứ mệnh này sẽ cho chúng tôi biết về các tính chất thực sự của vũ trụ từ rất sớm, điều mà chúng tôi trước giờ chỉ mô phỏng trên máy tính lượng tử khoa học”.
Huỳnh Dũng (theo Phys, Kiến Thức)