Cách mạng công nghệ 4.0: Từ thế giới đến Việt Nam

Cuộc sống của chúng ta đã trở nên dễ dàng hơn nhờ công nghệ, nên giờ đây, khó có thể tưởng tượng được cuộc sống sẽ như thế nào nếu không có trang thiết bị hiện đại.

Công nghệ khiến cuộc sống thay đổi ra sao?

Chỉ trong khoảng hai thập kỷ qua, công nghệ đã thay đổi cuộc sống của con người. Công nghệ hiện diện trong hầu hết khía cạnh của đời sống, từ hoạt động giao tiếp đến cách thức thực hiện công việc hàng ngày.

Sự phát triển của công nghệ đem lại những thiết bị mới với rất nhiều tiện ích, không chỉ nâng cao trải nghiệm đời sống của mỗi cá nhân, mà còn ảnh hưởng các lĩnh vực quan trọng, liên quan sự phát triển của cả quốc gia như giao thông, giáo dục và y học.

Xin điểm qua một số lợi ích mà cuộc cách mạng công nghệ thế kỷ 21 đem lại cho con người:

Giao tiếp thuận tiện hơn

Ngày nay, có nhiều phương tiện giúp mọi người có thể giao tiếp với nhau một cách nhanh chóng và thuận tiện. Chúng ta có thể truy cập vào điện thoại di động hoặc máy tính và kết nối ngay lập tức với bất kỳ ai trên thế giới thông qua Internet và mạng xã hội.

Đây thực sự là một bước tiến vĩ đại nếu biết rằng, mới chỉ hơn 30 năm trước, việc trao đổi thư từ phải mất nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần qua đường bưu điện. Giờ đây, một thư điện tử/email có thể được gửi cho ai đó chỉ trong vài giây.

Chỉ mất vài giây để gửi một email. Ảnh: YourDictionary.

Chỉ mất vài giây để gửi một email. Ảnh: YourDictionary.

Quản lý hành chính hiệu quả

Một lợi ích đáng kể khác mà công nghệ mang tới cho con người là đơn giản hóa công việc hành chính. Ví dụ trong ngành y tế, ở nhiều quốc gia, thời bệnh nhân phải xếp hàng dài trong phòng bệnh ngoại trú và hàng giờ chờ đợi sự tư vấn của bác sĩ chỉ còn là dĩ vãng.

Hiện tại, chúng ta có thể kiểm tra xem phòng khám có mở cửa hay không và lên lịch đến bệnh viện bằng smartphone. Người bệnh không mất thời gian đến bệnh viện để rồi được thông báo rằng bác sĩ không thể khám cho họ.

Các thủ tục của bệnh viện cũng nhanh và hiệu quả hơn nhờ công nghệ. Ví dụ, máy quét tài liệu chăm sóc sức khỏe được nhiều cơ sở y tế sử dụng để số hóa hồ sơ y tế cũ. Bằng cách chuyển những tài liệu in sang hệ thống kỹ thuật số, bất kỳ nhân viên y tế nào cũng có thể truy cập hồ sơ bệnh nhân bằng máy tính một cách thuận tiện. Điều này cũng làm giảm nguy cơ thất lạc hoặc mất hồ sơ bệnh nhân vì thông tin sẽ được lưu trữ an toàn trên máy chủ.

Các thủ tục của bệnh viện nhanh và hiệu quả hơn nhờ công nghệ. Ảnh: I-GLOBE.

Các thủ tục của bệnh viện nhanh và hiệu quả hơn nhờ công nghệ. Ảnh: I-GLOBE.

Tiến bộ y học

Nhờ công nghệ, những phương pháp điều trị tưởng chừng quá xa vời giờ đây trở thành hiện thực. Không lạ khi nhiều bệnh viện ở đô thị nhỏ vẫn thực hiện được phương pháp điều trị phức tạp, chẳng hạn cấy ghép nội tạng hoặc hóa trị, để chữa cho người mắc bệnh hiểm nghèo.

Những bệnh nhân đang phải chiến đấu với bệnh nan y có cơ hội sống sót cao hơn nhờ những đóng góp to lớn của công nghệ cho y học. Việc áp dụng tiến bộ công nghệ mới nhất, cùng nỗ lực nghiên cứu, phát triển y học, nhằm tìm ra phương pháp điều trị những căn bệnh tưởng như không thể chữa khỏi trong quá khứ.

Công nghệ góp phần đem lại nhiều tiến bộ y học. Ảnh: Healthcare Cloud Blog.

Công nghệ góp phần đem lại nhiều tiến bộ y học. Ảnh: Healthcare Cloud Blog.

Tiếp thu kiến thức dễ dàng

Trước thời đại kỹ thuật số, việc tìm kiếm thông tin khó khăn hơn, khi phải dành hàng giờ để tra cứu các nguồn in như sách, báo, tạp chí. Nhưng bây giờ, chúng ta chỉ cần một chiếc điện thoại thoại thông minh (hoặc máy tính) kết nối mạng Internet.

Hàng nghìn tài nguyên tri thức có sẵn trên nhiều nền tảng trực tuyến khác nhau, giúp người dùng tìm kiếm thông tin nhanh chóng, thuận tiện.

Chẳng hạn, khi cần phải viết bài luận về vấn đề nào đó, chúng ta hoàn toàn có thể ngồi nhà và tìm kiếm tài liệu tham khảo từ các trang web chuyên ngành, thay vì phải giam mình trong thư viện cả ngày lật từng trang sách.

Nhờ công nghệ, ngồi nhà cũng có thể "học một sàng khôn". Ảnh: OpenGov Asia.

Nhờ công nghệ, ngồi nhà cũng có thể "học một sàng khôn". Ảnh: OpenGov Asia.

Nâng cao cơ hội học tập

Nhờ các ứng dụng công nghệ, học ở trường mang tính tương tác cao và trở nên hấp dẫn hơn đối với học sinh. Giáo viên có thể sử dụng công nghệ để lên kế hoạch cho các bài giảng hoặc phát triển tài liệu học tập phù hợp cho học sinh của mình thay vì phụ thuộc vào giáo giáo trình.

Ứng dụng công nghệ cũng giúp cho việc học trực tuyến trở nên khả thi. Những người muốn lấy bằng bây giờ có thể “dùi mài kinh sử” một cách thoải mái tại nhà riêng của mình. Việc tích hợp các công cụ công nghệ trong học tập giúp học sinh linh hoạt hơn và tiếp cận được nền giáo dục với bất kể khoảng cách nào. Đây là điều không thể có trước thời đại kỹ thuật số.

Học trực tuyến trở nên phổ biến ở kỷ nguyên số. Ảnh: Leverage Edu.

Học trực tuyến trở nên phổ biến ở kỷ nguyên số. Ảnh: Leverage Edu.

Trí tuệ nhân tạo - bộ óc thứ hai của con người

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) là công nghệ với hệ thống thông minh có khả năng học hỏi, suy luận, tư duy, giải quyết vấn đề, nhận dạng giọng nói, hình ảnh và ngôn ngữ tự nhiên...

Trong vài năm gần đây, công nghệ này đã có sự phát triển vượt bậc và từng bước được áp dụng rộng rãi để để tăng cường hiệu quả công việc, giảm thiểu chi phí, cải thiện quá trình sản xuất, tối ưu hóa quá trình vận hành, tăng cường sức mạnh cho các hệ thống tự động hóa, thúc đẩy sự phát triển của nhiều lĩnh vực như truyền thông, giáo dục, tài chính, kinh tế, quân sự…

Tháng 11/2022, sự ra mắt của Chat GPT - mô hình trí tuệ nhân tạo có khả năng “tư duy như con người” - đã gây sốt toàn thế giới với khả năng hồi đáp chi tiết và trả lời lưu loát trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Chat GPT khiến sự quan tâm đến AI tăng vọt. Ảnh: Al Jazeera.

Chat GPT khiến sự quan tâm đến AI tăng vọt. Ảnh: Al Jazeera.

Tiềm năng vô hạn của điện toán đám mây

Điện toán đám mây (Cloud Computing) hay điện toán máy chủ ảo được coi là nền tảng để phát triển những hệ thống trí tuệ nhân tạo và ứng dụng web khác. Đây là mô hình cung cấp công nghệ, tài nguyên máy tính liên kết với mạng Internet. Sử dụng mô hình này, người dùng có thể tiếp cận tài nguyên từ công nghệ, năng lượng điện toán, lưu trữ cơ sở dữ liệu từ các nhà cung cấp dịch vụ đám mây.

Ví dụ, sử dụng công cụ của Google cũng chính là sử dụng điện toán đám mây, bởi các ứng dụng như Gmail, Google Docs… đều dựa trên điện toán đám mây. Khi kết nối dịch vụ, người dùng đã truy cập những cụm nhóm máy chủ đồ sộ thống nhất trên Internet.

Từ năm 2020 đến nay, công nghệ điện toán đám mây bùng nổ mạnh mẽ. Mọi việc dần được “ảo hóa” và làm việc từ xa trở nên phổ biến. Tiềm năng ứng dụng của những “đám mây công nghệ” này vẫn còn rất lớn trong tương lai.

Tiềm năng ứng dụng của điện toán đám mây được dự đoán còn rất lớn trong tương lai. Ảnh: LiveAbout.

Tiềm năng ứng dụng của điện toán đám mây được dự đoán còn rất lớn trong tương lai. Ảnh: LiveAbout.

Theo Đời sống
iPhone 16 Pro sẽ bổ sung màu titan hồng?

iPhone 16 Pro sẽ bổ sung màu titan hồng?

Apple sắp khuấy đảo thị trường smartphone với dòng iPhone 16 đầy màu sắc, dự kiến ra mắt vào cuối thu năm nay. Dòng iPhone 16 Pro và 16 Pro Max được cho là sẽ bổ sung màu titan hồng mới thay cho màu xanh.
iPhone 17 Slim sẽ thay thế vị trí iPhone 17 Plus?

iPhone 17 Slim sẽ thay thế vị trí iPhone 17 Plus?

Theo thông tin từ The Information, Apple đang lên kế hoạch cho việc giới thiệu một mẫu iPhone hoàn toàn mới, dự kiến ra mắt năm sau, sẽ có giá bán cao hơn so với phiên bản Pro Max, trở thành mẫu iPhone cao cấp nhất từ trước đến nay.
back to top