Các xã, phường vùng vàng, cam, đỏ tăng lên 59,1%

Ca mắc mới COVID-19 trung bình tuần qua hơn 171.000 F0/ngày, đã nâng cấp độ dịch vùng cam, vàng đỏ các xã, phường trên cả nước lên 59,1%, tăng hơn 4,5% so với tuần trước.

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, số ca mắc mới COVID-19 có xu hướng gia tăng nhanh tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong thời gian gần đây.

Ngày 17/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 178.112 ca nhiễm mới tại 63 tỉnh, thành phố (trong có 124.725 ca trong cộng đồng). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 171.446 ca/ngày. Trong khi tuần từ 3-10/3, số ca mắc trung bình mỗi ngày là 141.797 ca/ngày.

Dự báo số ca mắc thời gian tới sẽ tiếp tục tăng do mầm bệnh đã lây lan rộng trong cộng đồng và BA.2 của biến chủng Omicron vẫn là biến thể chủ đạo...

xet-nghiem-3.jpg
Vùng vàng, cam, đỏ tăng lên 59,1 %

Cập nhật đánh giá cấp độ dịch COVID-19 tại địa phương theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ trên Cổng thông tin Bộ Y tế đến ngày 18/3 cho thấy cả nước hiện có có 4.337 xã, phường thuộc 'vùng xanh', chiếm 40,9% trong tổng số xã, phường đánh giá; 2.711 xã, phường thuộc 'vùng vàng', chiếm 25,6%; số xã, phường thuộc 'vùng cam' là 3.134 chiếm 29,6%; số xã, phường thuộc 'vùng đỏ' là 403 chiếm khoảng 3,8%.

Qua thống kê trên cho thấy số xã, phường thuộc cấp độ dịch 1- tương đương 'vùng xanh' vẫn chiếm nhiều nhất, tuy nhiên so với khoảng 10 ngày trước thì tỷ lệ xã, phường thuộc 'vùng xanh' trên cả nước đã tiếp tục giảm (đánh giá ngày 9/3 là 44,4%); số xã, phường thuộc cấp độ dịch 2,3 và 4 tương đương 'vùng vàng', 'vùng cam' và 'vùng đỏ' có tỷ lệ gia tăng... Tổng cộng 3 vùng này chiếm khoảng 59,1% tổng số xã, phường đánh giá ( 9 ngày trước tỷ lệ này là khoảng 55,6%).

Theo Đời sống
Nhìn mờ - nguy cơ tiềm ẩn của đột quỵ

Nhìn mờ - nguy cơ tiềm ẩn của đột quỵ

Việc nhầm lẫn giữa nhìn mờ do đột quỵ và các bệnh về mắt là một vấn đề phổ biến, sự chủ quan có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khiến người bệnh mất đi cơ hội điều trị sớm hoặc để lại những di chứng nặng nề.
back to top