Cùng ngày, Israel cũng ghi nhận ca nhiễm Deltacron đầu tiên. Chỉ trong khoảng 2 tháng, số ca bệnh mang chủng này tăng lên ở nhiều quốc gia, nhất là những nước ở châu Âu.
Tại Mỹ, các chuyên gia của CDC tìm thấy các ca nhiễm biến chủng lai sau khi giải trình tự gene của 29.719 mẫu bệnh phẩm dương tính từ ngày 22/11/2021 đến 13/2 đã phát hiện 2 ca nhiễm các phiên bản khác nhau của Deltacron. Ngoài ra, 20 trường hợp khác nhiễm cả Delta và Omicron cùng lúc. Đặc biệt, một F0 nhiễm cùng lúc 3 chủng Delta, Omicron và Deltacon.
Trong khi đó, Cơ quan An ninh Y tế Anh cũng báo cáo khoảng 30 ca nhiễm chủng này.
TS Etienne Simon-Loriere thuộc Viện Pasteur, Anh, cảnh báo có thể có Delta và Omicron sẽ hình thành nhiều hơn một biến chủng lai vì virus tìm thấy ở Pháp, Hà Lan, Đan Mạch rất giống nhau. Song, tại Mỹ và Anh, dường như chúng là sự kết hợp các mảnh khác nhau của virus cha mẹ nên khá khác biệt với Deltacron tại Pháp.
Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Paul Hunter, Đại học East Anglia, nhận định Deltacron không gây ra quá nhiều nguy cơ bởi đa số người dân đã được tiêm phòng văcxin Covid-19 hoặc có mức độ miễn dịch nhất định sau khi nhiễm nCoV.
Các nhà khoa học cho rằng, Omicron sử dụng các protein gai để xâm nhập các tế bào vùng mũi và đường hô hấp trên, nhưng dường như nó không xâm nhập sâu vào trong phổi. Và biến chủng lai Deltacron có thể hoạt động theo cơ chế tương tự.
Ngày 11/3, WHO xác nhận sự xuất hiện của Deltacron và cảnh báo tình trạng lây lan ở nhiều quốc gia.