Các loại viêm dạ dày dễ chảy máu

Chảy máu do loét dạ dày tá tràng (CMDLDDTT) là một cấp cứu thường gặp với tỷ lệ tử vong chung khoảng 3 – 10%. Cần nhận biết các loại viêm dạ dày tá tràng và hoàn cảnh dễ xảy ra chảy máu để xử lý kịp thời.
viêm dạ dày

Ảnh minh họa

CMDLDDTT là một cấp cứu thường gặp, chiếm 40 – 45% trong chảy máu đường tiêu hóa trên. Chảy máu là thể hiện sự tiến triển của ổ loét, là một trong những biến chứng nhiều nhất của loét dạ dày tá tràng với 20 – 30% các ổ loét chảy máu. Bệnh thường gặp ở bệnh nhân trên 50 tuổi. Mặc dù hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng nhưng tỷ lệ tử vong chung do chảy máu dạ dày tá tràng khoảng 3 – 10%.

Có 3 loại viêm dạ dày khác nhau dễ gây chảy máu là: 1- Viêm trợt: là những vết loét trợt nong, kích thước to nhỏ khác nhau, đường kính thông thường dưới 5 mm); 2- Viêm do các loại thuốc khác viêm không phải dạng steroid như aspirin, voltaren, profenid… hoặc corticoid…; 3- Viêm dạ dày chảy máu trong đó có một loại tổn thương đặc biệt là viêm toàn bộ dạ dày chảy máu.

Chảy máu thường xảy ra sau khi uống thuốc: tổn thương có thể là viêm nhưng có thể là có thể chảy máu từ ổ loét dạ dày tá tràng; Chảy máu sau chấn thương tinh thần, sau uống rượu, sau các loại phẫu thuật, sau khi bỏng. Chẩn đoán xác định chủ yếu là soi thực quản – dạ dày –tá tràng. Thương tổn là các vết loét chợt, nong, to nhỏ không đều rải rác ở toàn bộ niêm mạc thô, có nhiều đám xuất huyết rải rác. Tuy nhiên, có những trường hợp nội soi sau 48 – 72h không xác định được tổn thương, vì lúc này các vết loét đã liền sẹo.

BSCKII Vũ Đức Chung (Trưởng khoa Nội tiêu hóa, bệnh viện 354)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top