Các loại cúm loài người đang phải đối mặt

Cúm và Covid-19 đều là bệnh lây truyền qua đường hô hấp nhưng do các loại virus khác nhau gây ra. Covid-19 là do nhiễm một loại virus corona mới (gọi là SARS-CoV-2) và bệnh cúm là do nhiễm virus cúm.

Virus cúm đã gây nhiều vụ dịch

Trước hết phải hiểu, cúm là bệnh của loài chim và động vật có vú do virus dạng RNA thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. Người mắc bệnh cúm thường bị sốt, đau đầu, đau họng, đau nhức cơ khớp, ho, mệt mỏi. Cúm cũng có thể gây viêm phổi và đưa đến tử vong.

 Virus cúm đã gây nhiều vụ dịch nhưng khó kiểm chứng vì triệu chứng cúm đôi khi bị lẫn với các chứng bệnh như bạch hầu, dịch hạch, dengue và thương hàn. 

Vụ dịch cúm đầu tiên được ghi chép khá rõ trong lịch sử là vụ dịch năm 1580, bắt đầu từ châu Á lan sang châu Phi  và đến châu Âu . Tại Ý hơn 8.000 người chết và dân chúng nhiều thành phố của Tây Ban Nha gần như chết hết. Trong thế kỷ 17 - 18 nhiều vụ dịch rải rác khắp nơi, đặc biệt là khoảng năm 1830 - 1833, dịch cúm lan tràn, đến 1/4 dân số thế giới bị lây. Nhưng có lẽ ghê gớm nhất là vụ dịch cúm Tây Ban Nha - do chủng H1N1, trong hai năm 1918 - 1919, cúm làm chết khoảng 40 - 50 triệu người, theo ước lượng gần đây con số này có thể lên đến khoảng 50 - 100 triệu. Bệnh này tạo ra một triệu chứng kinh hoàng là chảy máu từ màng nhầy, từ mũi, dạ dày và ruột. Chảy máu cả từ tai  và làm mụn bầm trên da...

Virus cúm thuộc họ Orthomyxoviridae được Richard Schope khám phá ở lợn năm 1931. Năm 1933, nhóm nghiên cứu y tế Anh do Patrick Laidlaw hướng dẫn tìm ra virus cúm ở người. Nhưng đến 1935 qua công trình của Wendell Staley  các nhà khoa học mới nhận ra được virus là dạng "vô bào". Nói chung virus cúm kém chịu đựng ở ngoại cảnh. Ở nhiệt độ buồng 200C virus sống được vài giờ, 560C sau 30 phút virus bị bất hoạt. Ánh nắng trực tiếp có tác dụng diệt virus cúm sau vài phút. Các chất sát trùng dễ diệt virus cúm. Ở 0 – 400C virus cúm sống được vài tuần; ở lạnh độ âm virus sống được nhiều tháng.

Phân loại virus cúm

Virus cúm có ba loại là A, B và C. Loại A và C gây cúm ở nhiều động vật và đôi khi gây bệnh ở người, loại B chỉ nhiễm riêng ở loài người.

Virus cúm loại A gây cúm trầm trọng ở người, được phân loại theo kháng nguyên của virus. Có hai loại kháng nguyên là Hemagglutinin (H) gây ngưng kết hồng cầu và Neuraminidase (N) là một enzyme có bản chất glycoprotein hỗ trợ giải phóng virus khỏi tế bào vật chủ do Neuraminidase cắt liên kết giữa gốc sialic acid tận cùng khỏi phân tử carbonhydrate của tế bào và virus, từ đó nó ngăn cản kết tập virus và cho phép phóng thích các hạt virus khỏi tế bào bị nhiễm. Tác dụng của neuraminidase trên niêm mạc đường hô hấp cũng có thể giúp cho virus dễ xâm nhập vào tế bào biểu mô hơn. Một số chủng virus cúm đã gây ra các vụ đại dịch:  H1N1 - cúm Tây Ban Nha; H2N2 - cúm châu Á; H3N2 - cúm Hồng Kông; H5N1 cúm gia cầm; H7N7 - cúm có khả năng lạ, gây cúm gia cầm và người; H1N2 - cúm ở người và lợn; H9N2, H7N2, H7N3, H10N7 .

Virus cúm type B gây cúm ở người nhưng tỷ lệ ít hơn. Type này thỉnh thoảng có thể gây cúm ở loài hải cẩu. Type B thay hình đổi dạng chậm hơn type A, và do đó chỉ có 1 dạng huyết thanh. Ở người thường gặp virus cúm type B từ nhỏ và thường có miễn nhiễm nhưng không kéo dài vì virus cúm B thường cũng đổi dạng. Nhưng vì thay đổi chậm nên virus cúm type B không gây những vụ dịch lớn như type A.

Virus cúm type C gây cúm ở người và lợn, có khả năng gây dịch nặng. Tuy nhiên, type C hiếm hơn và bệnh ít trầm trọng ở trẻ em.

Đại dịch cúm thường do virus cúm type A (do tính biến dị cao).

Hầu hết người mắc cúm có triệu chứng sốt trên 380C, ớn lạnh và đổ mồ hôi, nhức đầu, ho khan, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau nhức cơ bắp, đặc biệt là ở lưng, tay và chân, mệt mỏi và suy yếu, mất cảm giác thèm ăn, tiêu chảy. Người ta chẩn đoán bệnh bằng cách phân lập virus, chẩn đoán huyết thanh, phát hiện nhanh virus trong bệnh phẩm bằng nhuộm kháng thể huỳnh quang. Dùng kỹ thuật PCR để chẩn đoán cúm là ưu việt nhất do có thể phát hiện virus cúm với độ đặc hiệu 100% trong 1 - 2 ngày đầu nhiễm bệnh.

Việc phòng cúm rất khó khăn do tính biến dị kháng nguyên của virus cúm type A. Phải căn cứ vào sinh thái và chu kỳ biến đổi kháng nguyên của virus cúm, giám sát chặt chẽ tình hình dịch cúm ở mức độ toàn cầu để dự đoán trước chủng có nguy cơ gây đại dịch. Mùa cảm cúm có thể khởi đầu ngay từ tháng 10 và kéo dài đến tận tháng 5. Bất cứ người nào muốn giảm thiểu nguy cơ bị cảm cúm đều có thể tiêm phòng ngừa. Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng của cảm cúm hoặc sống chung hay chăm sóc cho những người có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng nên được tiêm phòng hằng năm.

PGS.TS Hà Hoàng Kiệm (Bệnh viện Quân y 103)

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top