Bóc tách động mạch chủ nguy hiểm
Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh như: Lớn tuổi; Tăng huyết; Bất thường động mạch chủ bẩm sinh ( van động mạch chủ mảnh hoặc hẹp eo) hoặc phình động mạch chủ; Chấn thương, phẫu thuật động mạch chủ hoặc phẫu thuật tim, đặt bóng bơm nội động mạch chủ…
Các bệnh nhân BTĐMC thường có tràn dịch màng phổi mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng như tắc nghẽn đường hô hấp trên, nôn ra máu, khó nuốt… Với bệnh này cần lưu ý làm một số kỹ thuật để chẩn đoán kỹ lưỡng.
Tất cả các bệnh nhân nghi ngờ bị BTĐMC cấp tính cần được theo dõi huyết áp, nhịp tim và nước tiểu, đặt 2 đường truyền tĩnh mạch để truyền thuốc và dịch khi cần thiết, mục tiêu điều trị ban đầu nhằm giảm đau và giảm huyết áp tâm thu.
Sau khi được chẩn đoán chính xác, bệnh nhân có thể được dùng thuốc nội khoa hoặc được điều trị phẫu thuật để cắt bỏ lớp nội mạc bị rách, khôi phục lại động mạch chủ hoặc thay động mạch chủ bằng mảnh ghép động mạch nhân tạo.
Để phòng ngừa bệnh bóc tách động mạch chủ, người bệnh cần phòng các chứng bệnh liên quan như huyết áp, tim mạch, đặc biệt hạn chế tối đa hút thuốc lá.
TS Lê Thị Thanh Nhạn, Bệnh viện Tuệ Tĩnh