Thực phẩm tốt cho các bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là nỗi lo lớn của mọi người trong nền kinh tế hiện đại. Đây là bệnh không ngừng gia tăng đối với các nước phát triển. Làm sao để cải thiện tình trạng bệnh, giữ cho trái tim luôn khỏe mạnh là mong ước không chỉ của người bệnh mà còn của nhiều chuyên gia y tế. Đối với người bệnh, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ dẫn, ăn uống đóng một vai trò tương đối quan trọng.

Món ăn cho người tim mạch.

Lương y Nguyễn Minh, Trung tâm y tế Việt –Nga cho hay: Bệnh tim mạch nói chung có nhiều chứng bệnh khác nhau. Đối với người bệnh có triệu chứng đau tim, tim đập không đều, bỏ nhịp, loạn nhịp có thể dùng phương thức “ăn gì bổ nấy”.

Những bệnh nhân này, trước hết cần cho họ giảm đau bằng cách trộn trứng gà tươi với 2 chén giấm, rồi uống. Trứng gà giúp bổ tâm tỳ, giấm giúp lý khí, chỉ thống. Hoặc dùng đậu xanh 21 hạt, tiêu sọ 14 hạt nghiền nhỏ, hòa nước sôi uống.

Đậu xanh giúp thanh tâm vị, tiêu sọ giúp tỉnh tỳ vị. Sau đó để thuyên giảm bệnh thì có thể dùng món ăn như: tim heo còn tươi 1 quả bóc màng mỏng bên ngoài (không rửa nước). Thần sa thủy phi 1 thìa tán nhuyễn bỏ vào giữa quả tim, rồi buộc lại, hấp cách thủy cho chín, sau đó ăn hết cả cái và nước.

Bệnh nhân dùng 1 quả/ngày, ăn liền trong 7-10 ngày. Chú ý không được cho gia vị mắm muối vào tim. Những bệnh nhân bị đau tim lâu năm, người bệnh dùng củ nén (củ nê) nấu đặc, không cho gai vị, ăn cho no sẽ khỏi. Củ nê giúp tán ứ, chỉ thống.

Chia sẻ thêm về những món ăn trong các chứng bệnh này, TS.BS Nguyễn Hồng Siêm cho hay: người bệnh tim to có thể dùng món thịt rùa nấu dây tơ hồng.

Rùa 1 con, dây tơ hồng 1 nắm. Rùa thả vào chậu nước nhiều tuần để cho nó nhả hết chất dơ bẩn, sau đó làm thịt. Nấu thịt nó với dây tơ hồng cho chín, ăn cả nước lẫn cái.

Chú ý cách 6-12 tháng mới được ăn 1 lần. Món ăn này giúp ích tâm âm, hoạt ứ, giáng trọc. Hoặc khi bị tim đau nhói, ợ chua, bệnh nhân dùng đào nhân và gừng tươi. Nhai nát đào nhân, uống với nước gùng.

Món này giúp hoạt ứ, bình vị. Nếu người bệnh viêm tắc mạch máu có thể dùng trám trắng 200g nấu, luộc ăn 200g/ngày, liên tục trong 50 ngày. Trám trắng giúp thanh nhiệt, thống huyết.

Để giảm triệu chứng của bệnh người bệnh cần giữ huyết áp ổn định, ăn uống thanh đạm, không gắng sức, lo lắng khiến stress. Mặt khác, cần tập thể dục đều đặn như yoga, đi bộ, thiền…

P.Hằng (ghi)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top