Bộ Y tế đề xuất tiêm miễn phí vắc-xin phòng sốt xuất huyết

Bộ Y tế đang phối hợp các đơn vị tổ chức đánh giá nghiên cứu các yếu tố, sau đó sẽ đưa vắc-xin phòng bệnh sốt xuất huyết vào Chương trình tiêm chủng mở rộng sau thời gian thử nghiệm tại cộng đồng.

Vắc-xin sốt xuất huyết chưa được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Tuy nhiên, vắc-xin phòng, chống sốt xuất huyết đã được nghiên cứu và phát triển để ngăn ngừa căn bệnh này.

Hiện tại Việt Nam đã có vắc-xin Qdenga phòng bệnh sốt xuất huyết, thuộc danh mục vắc-xin được cấp phép lưu hành theo Quyết định 308 ngày 14/5/2024 của Cục Quản lý Dược. Vắc-xin này đang được tiêm dịch vụ tại Việt Nam.

De xuat tiem mien phi vac-xin phong sot xuat huyet
Người dân trên địa bàn Hà Nội vệ sinh môi trường, tìm diệt bọ gậy phòng, chống sốt xuất huyết. Ảnh: Xuân Lộc/ HNM

Một số nghiên cứu vắc-xin trong nước và quốc tế cũng tiếp tục được phát triển và thử nghiệm để cung cấp thêm sự lựa chọn phòng, chống bệnh cho người dân.

Từ việc chưa có vắc-xin phòng, chống sốt xuất huyết và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, hiện nay Việt Nam đã có "vũ khí" phòng ngừa căn bệnh này. Vắc-xin sốt xuất huyết nhằm làm giảm số mắc và hạn chế các trường hợp bệnh nặng phải nhập viện hoặc tử vong do sốt xuất huyết.

Bộ Y tế cho rằng việc đưa vắc-xin phòng, chống sốt xuất huyết vào Chương trình tiêm chủng mở rộng cần được thực hiện theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, đó là bổ sung danh mục bệnh truyền nhiễm có vắc-xin bảo đảm tiêm miễn phí cho dân.

Để đưa vắc-xin sốt xuất huyết vào Chương trình tiêm chủng mở rộng cần có các đánh giá gánh nặng bệnh tật, tính an toàn, hiệu quả miễn dịch, đồng thời xem xét tính chấp nhận của cộng đồng và đánh giá hiệu quả kinh tế của vắc-xin phòng, chống sốt xuất huyết.

Hiện Bộ Y tế đang phối hợp các đơn vị tổ chức đánh giá nghiên cứu các yếu tố trên, sau đó sẽ trình Chính phủ nếu phù hợp. Trước khi đưa vào chương trình tiêm chủng miễn phí cho người dân, Bộ Y tế sẽ có kế hoạch thử nghiệm trong cộng đồng khoảng 2 năm.

Vắc-xin sốt xuất huyết hiện đang được tiêm dịch vụ với giá 2,7 triệu đồng/mũi, tiêm 2 mũi cách nhau 3 tháng, đang là gánh nặng với nhiều người.

Vắc-xin phòng chống sốt xuất huyết được đánh giá là "vũ khí" mới trong công tác phòng chống sốt xuất huyết nhằm làm giảm số mắc và hạn chế các trường hợp bệnh nặng phải nhập viện hoặc tử vong do sốt xuất huyết, góp phần đạt được mục tiêu chung là bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân.

Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca mắc sốt xuất huyết đã tăng gấp 10 lần trong hai thập kỷ qua, từ 500.000 ca vào năm 2000 lên hơn 5 triệu ca vào năm 2019.
Nếu trước đây, giai đoạn 1980 - 2018, Việt Nam thường ghi nhận đỉnh dịch mỗi 10 năm, thì riêng giai đoạn 2019 – 2023, Việt Nam đã trải qua tới 2 đợt đỉnh dịch vào năm 2019 và năm 2022. Riêng năm 2022, cả nước có hơn 367.000 ca mắc, đứng thứ 2 toàn cầu, chỉ sau Brazil.
Mời độc giả xem video: Cảnh báo nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng. Nguồn THDT


Theo Đời sống
Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Mỗi năm, ít nhất 1,7 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị nhiễm khuẩn huyết. Ít nhất 350.000 người lớn bị nhiễm khuẩn huyết tử vong trong thời gian nằm viện hoặc chuyển sang chăm sóc cuối đời. Vì vậy, cần biết về bệnh để phòng tránh.
back to top