Bộ Y tế chỉ ra 6 dấu hiện chuyển nặng ở trẻ mắc Covid-19

Dấu hiệu chuyển nặng ở trẻ mắc Covid-19 gồm thở nhanh, khó thở, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống, tím tái môi đầu chi, SpO2 < 95%.

Bộ Y tế khuyến cáo, khi đó cha mẹ hoặc người lớn phải báo cấp cứu 115, hoặc đội phản ứng nhanh tại xã phường để đưa trẻ đến bệnh viện.

tre-em-mac-covid.jpg
Dấu hiệu chuyển nặng ở trẻ mắc Covid-19: Thở nhanh; khó thở, cánh mũi phập phồng; rút lõm lồng ngực; li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống; tím tái môi đầu chi; SpO2 < 95%.

Bộ Y tế đã có Quyết định 5155/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em.

Trẻ ít mắc Covid-19 hơn người lớn. Theo Bộ Y tế, 55% trẻ mắc không có triệu chứng hoặc thể nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp cấp trên hoặc tiêu hoá; 40% thể trung bình; tuy nhiên, vẫn có 4% diễn biến nặng và 0,5% nguy kịch.

Ngoài 6 dấu hiệu chuyển nặng trên, 8 triệu chứng sau đây của trẻ mắc Covid-19 cũng cần được báo ngay với nhân viên y tế: Sốt > 38 độ C; đau rát họng, ho; tiêu chảy; trẻ mệt, không chịu chơi; tức ngực; cảm giác khó thở; SpO2 < 96%; ăn/bú kém.

Đặc biệt những trẻ có bệnh lý nền (suy giảm miễn dịch, ung thư, các bệnh lý phổi mạn tính hay bệnh tim mạch bẩm sinh…) hoặc quá nhũ nhi dưới 12 tháng tuổi có nguy cơ cao diễn tiến nặng.

Khi trẻ mắc Covid-19 mức độ nhẹ được điều trị không cần thuốc tại nhà, cần chú ý áp dụng phòng ngừa chuẩn, đeo khẩu trang với trẻ ≥ 2 tuổi; cho trẻ uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải oresol; đảm bảo dinh dưỡng(bú mẹ, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng); vệ sinh thân thể, răng miệng và mũi họng thường xuyên.

Đối với trẻ lớn, khuyến khích trẻ tập thể dục và tập thở mỗi ngày ít nhất 15 phút.

Bên cạnh đó, thực hiện đo thân nhiệt tối thiểu 02 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt; đo SpO2 (nếu có) tối thiểu 02 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở.

Giữ gìn nhà cửa thoáng sạch, lau chùi vật dụng trong nhà và đồ chơi thường xuyên cũng như vệ sinh tay cho trẻ đều đặn.

Theo Đời sống
Day huyệt hạ huyết áp

Day huyệt hạ huyết áp

Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
back to top