Biến chứng viêm họng gây tổn thương tim

Thấp tim là thể lâm sàng chính của thấp, là một bệnh tự miễn, xảy ra sau viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A.

Bệnh thấp tim có tính hệ thống, bệnh gây viêm ở mô liên kết của nhiều cơ quan, đặc biệt ở tim, khớp, hệ thần kinh, mạch máu, da và tổ chức dưới da.

Bệnh cảnh lâm sàng chung của thấp tim là biểu hiện ở nhiều cơ quan, mà trong đó tổn thương ở tim là nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong hoặc gây tổn thương trực tiếp tại van tim.

Biến chứng viêm họng gây tổn thương tim.

Biến chứng viêm họng gây tổn thương tim.

Tại khớp: Biểu hiện viêm khớp điển hình nhất, bao gồm sưng, nóng, đỏ đau, cử động khó khăn. Viêm khớp này có đặc tính luân chuyển.

Tại tim: Viêm tim (viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc, viêm màng ngoài tim, viêm tim toàn bộ).

Da: Cục meynet dưới da.

Thần kinh: múa vờn múa giật Sydenham.

Các cơ quan khác: Viêm phổi, viêm gan cấp, tổn thương mạch máu…

Các tiêu chuẩn chính bao gồm: Viêm khớp, viêm tim, nốt cục dưới da, hồng ban vòng, múa vờn, múa giật.

Các tiêu chuẩn phụ bao gồm: Sốt ≥ 38 độ, điện tâm đồ sóng PR kéo dài, tiền sử đã mắc viêm khớp do liên cầu, tốc độ máu lắng tăng cao, phản ứng viêm CRP (C-reactin protein) và bạch cầu tăng.

Để chẩn đoán bệnh thấp tim, cần ít nhất 1 tiêu chuẩn chính và 2 tiêu chuẩn phụ, hoặc 2 tiêu chuẩn chính và kết quả xét nghiệm phát hiện thấy bệnh nhân có nhiễm khuẩn liên cầu.

Theo Đời sống
Những ai nên hạn chế đi bộ?

Những ai nên hạn chế đi bộ?

Mặc dù đi bộ là an toàn và phù hợp với tất cả mọi người, nhưng những người có tình trạng bệnh lý hoặc hạn chế về thể chất nhất định nên đề phòng hoặc tránh đi bộ trong một số trường hợp nhất định.
back to top