-
Nhiễm khuẩn: Biến chứng này gặp với tỷ lệ 0,2 - 0,48%. Chủ yếu gặp ở bệnh nhân sử dụng mảnh ghép là gân đồng loại.
-
Lây nhiễm virus: Một số virus như HIV, viêm gan C có thể bị lây nhiễm từ mảnh ghép là gân đồng loại mặc dù mảnh ghép đã qua xử lý. Tuy nhiên, trong 1 triệu người sử dụng gân đồng loại mới có một người gặp rủi ro này.
-
Chảy máu hoặc tê bì vùng da: Chảy máu do tổn thương động mạch khoeo rất hiếm gặp (0,01%). Thỉnh thoảng gặp tê bì mặt trước ngoài cẳng chân, gần sẹo mổ. Hiện tượng này có thể tạm thời, nhưng cũng có thể kéo dài.
-
Huyết khối tĩnh mạch: Huyết khối tĩnh mạch ở bắp chân sau mổ với xác suất gặp là 0,12%.
-
Lỏng gối: Lỏng gối liên quan đến đứt hoặc giãn mảnh ghép sau mổ. Biến chứng này có thể gặp với tỷ lệ từ 2,4 - 34%.
-
Hạn chế biên độ vận động gối: Có thể gặp trên 5%
-
Mất duỗi gối: Chủ yếu gặp ở bệnh nhân sử dụng gân bánh chè tự thân. Mất duỗi do vỡ xương bánh chè hoặc đứt gân bánh chè.
-
Tổn thương sụn phát triển dẫn đến rối loạn sự phát triển của xương: Gặp ở bệnh nhân là trẻ em, còn sụn phát triển. Những bệnh nhân là trẻ em, đứt dây chằng chéo trước, nên trì hoãn mổ tái tạo cho đến khi sụn phát triển, hoặc nếu mổ nên thay đổi kỹ thuật để hạn chế tối đa biến chứng này.
Nhìn chung, các biến chứng đáng ngại của phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối xảy ra với tỷ lệ rất thấp, gần như hiếm gặp. Lỏng gối sau mổ là biến chứng dễ gặp, thường liên quan đến chế độ luyện tập sau mổ không được kiểm soát tốt, hoặc tái chấn thương sau mổ, dẫn đến mảnh ghép bị đứt, giãn, hoặc tuột.
TS Dương Đình Toàn (Phó Trưởng khám Cơ xương khớp, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức)