Bị vết thương hở nên kiêng thực phẩm nào?

Vết thương hở là những vết thương ngoài da, xuất hiện những vết rách sâu hoặc để lộ nền vết thương. Nếu không được xử lý và chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn vết thương và để lại sẹo gây mất thẩm mĩ.

Mỗi vết thương có 4 giai đoạn chữa lành và cơ thể chúng ta kích hoạt những hoạt động riêng biệt. Vì thế, việc bổ sung dinh dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn sẽ mang đến hiệu quả chữa lành vết thương tốt hơn. Thế nhưng, nếu bạn bỏ các nhóm thực phẩm gây bất lợi, khiến vết thương lâu lành, tăng nguy cơ làm sẹo và có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác. Chính vì thế, bạn cần chắc chắn tình trạng của vết thương và lựa chọn thực phẩm phù hợp.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Giai đoạn cầm máu và viêm kéo dài 4-7 ngày. Đây là thời điểm bạch cầu hoạt động mạnh mẽ nhằm "dọn sạch" mảnh vỡ tế bào, vi khuẩn… ra khỏi cơ thể. Đây cũng là giai đoạn quan trọng tạo điều kiện để tiến trình tái tạo tế bào mới diễn ra thuận lợi hơn. Nếu thiếu dinh dưỡng có thể cản trở tiến trình lành thương nhưng nếu bổ sung những loại thực phẩm kích tăng quá trình viêm sẽ khiến quá trình này kéo dài.

Giai đoạn tăng sinh, tế bào mô mới diễn ra mạnh mẽ và vết thương bắt đầu khép miệng. Việc thiếu hụt dinh dưỡng, ô xy hóa sẽ khiến việc tái tạo mạch máu, mô mới suy yếu, dễ bị rách trở lại.

Giai đoạn tái tạo là thời điểm nguyên bào sợi hoạt động mạnh mẽ kích tạo collagen, giúp phần sẹo liền hoàn toàn bên dưới da. Ngoài ra, mao mạch dưới da cũng được hình thành để cung cấp ô xy và dinh dưỡng để nuôi vết thương. Đây cũng là giai đoạn "nhạy cảm" bởi quyết định hình thái sẹo: lồi phì đại hay sẹo lõm. Thế nên, lựa chọn sai hoặc không đủ chất khiến sẹo xấu.

Dưới đây là một số loại thực phẩm người có vết thương hở không nên ăn:

Thịt bò, thịt chó

Theo các chuyên gia, mặc dù trong thịt bò, thịt chó có chứa đạm và rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tuy nhiên đây lại là loại thực phẩm mà những người đang bị vết thương hở phải kiêng tuyệt đối, nếu không sẽ khiến vết thương sậm màu và để lại sẹo thâm khi lành. Mặt khác, những người đang bị mụn cũng nên tránh loại thịt này bởi chúng dễ khiến các vết sẹo mụn thâm lâu hơn.

Rau muống

Rau muống có tính mát, có thể sử dụng trong một số bài thuốc giải độc trong đông y. Tuy nhiên đối với những vết thương hở, vết mổ, nhiễm trùng thì rau muống lại là thực phẩm mà chúng ta cần tránh.

Rau muống còn có khả năng tăng collagen, thúc đẩy quá trình tái sinh tế bào do đó mà đối với những vết thương bị nhiễm trùng thì rau muống sẽ khiến vết thương bưng mủ, đau và lâu lành hơn. Còn đối với những vết thương hở, vết mổ thì rau muống sẽ làm đầy vết thương của bạn một cách khá nhanh và kích thích da non mọc lên, nhưng chúng sẽ làm đầy lên hơn so với phần da bình thường của bạn khiến cho phần da dễ để lại vết sẹo lồi.

Kiêng hải sản, đồ tanh

Hải sản được coi là thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nhưng khi vết thương đang hở hoặc khi đang khâu vết thương, thực phẩm này sẽ gây ngứa và khó chịu ở vết thương, lâu liền da và có thể để lại sẹo.

Kiêng ăn trứng

Trứng cũng là một trong những thực phẩm cần tránh trong thời kỳ vết thương đang lên da non. Vì trứng còn có đặc tính thúc đẩy tăng sinh mô sợi collagen, sinh ra nhiều thịt dẫn đến thừa da gây nên sẹo lồi, rất mất thẩm mỹ.

Nếu bạn bị lang ben hoặc da sẫm màu, ăn trứng có thể lan rộng ra. Vì vậy, bạn nên loại trứng ra khỏi thực đơn khi trong thời gian liền sẹo, mọc da non.

Không ăn các món chế biến từ gạo nếp

Chắc hẳn nhiều người đã từng nghe nói rằng gạo nếp dễ làm vết thương bị sưng dịch và để lại sẹo xấu. Các bác sĩ cho biết, các món ăn từ gạo nếp có tính nóng khiến vết thương dễ nhiễm trùng, sưng mủ hơn. Nếu ăn các thực phẩm từ gạo nếp thường xuyên dễ gây ra sẹo lồi. Do đó khi vết thương đang lên da non, mọi người nên tránh ăn món này để hạn chế sẹo xấu trên da.

Theo Đời sống
back to top