Bị huyết áp cao: Khi nào nên tránh ngủ nằm ngửa gây suy tim, đột quỵ?

Chỉ số huyết áp cao khi ngủ nằm ngửa cũng sẽ dễ bị đột quỵ, bệnh tim, suy tim hoặc tử vong sớm cao hơn so với những người dù ngủ nằm ngửa nhưng lại không bị huyết áp cao.

Tăng huyết áp dễ ngưng thở khi ngủ

Huyết áp cao xảy ra khá phổ biến ở những người trung niên và cao tuổi. Các nghiên cứu cho thấy huyết áp cao liên quan đến một vấn đề sức khỏe mà khi mắc, người bệnh cần tránh ngủ trong tư thế nằm ngửa.

Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Cureus phát hiện hơn 30% bệnh nhân bị huyết áp cao cũng đồng thời mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định đâu là tư thế ngủ an toàn nhất cho người cùng lúc mắc huyết áp cao và ngưng thở khi ngủ, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ) .

Người huyết áp cao tránh nằm ngửa khi ngủ - Ảnh BSCC

Người huyết áp cao tránh nằm ngửa khi ngủ - Ảnh BSCC

Kết quả cho thấy những người có chỉ số huyết áp cao khi ngủ nằm ngửa cũng sẽ dễ bị đột quỵ, bệnh tim, suy tim hoặc tử vong sớm cao hơn so với những người dù ngủ nằm ngửa nhưng lại không bị huyết áp cao.

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và huyết áp cao là hai tình trạng đi đôi với nhau. Các chuyên gia cho biết ngưng thở khi ngủ sẽ khiến người bệnh nhận được ít ô xy hơn. Hệ quả là khiến tim phải làm việc nhiều hơn để đưa máu giàu ô xy lưu thông khắp cơ thể.

Tuy nhiên, có một tư thể ngủ mà họ cần tránh đó là ngủ nằm ngửa. Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) cho biết ngủ nằm ngửa không chỉ khiến tình trạng ngưng thở khi ngủ dễ xảy ra mà còn làm tăng nguy mắc một số bệnh tim mạch. Kết luận này được rút ra từ một nghiên cứu thực hiện trên hơn 11.000 người ở Mỹ.

Kiểm soát huyết áp tránh biến chứng nguy hiểm - Ảnh BSCC

Kiểm soát huyết áp tránh biến chứng nguy hiểm - Ảnh BSCC

Thay đổi lối sống để kiểm soát huyết áp

Thay đổi lối sống giúp mọi người kiểm soát tình trạng lo âu, căng thẳng và tránh nguy cơ tăng huyết áp. Cụ thể:

- Loại trừ các tác nhân gây căng thẳng như: Thức khuya, làm việc với cường độ cao, suy nghĩ quá nhiều,...;

- Thiền định mỗi ngày, tập thể dục thường xuyên, ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc,... Khi những cảm xúc tiêu cực được chế ngự thì tình trạng tăng huyết áp sẽ được cải thiện đáng kể;

- Không sử dụng rượu bia, tránh hút thuốc lá, hạn chế các món ăn mặn, cay nóng và thực phẩm chứa chất béo bão hòa. Nên tăng cường bổ sung trái cây, rau xanh, thực phẩm giàu Omega 3 và probiotic (lợi khuẩn) vào chế độ ăn để cải thiện sức khỏe và chức năng tim mạch;

- Uống đủ 2 lít nước/ngày để thanh lọc cơ thể, kích thích quá trình trao đổi chất. Những bệnh nhân bị cao huyết áp liên tục nên uống trà râu bắp, trà hoa cúc, nước ép rau củ,... để cải thiện sức khỏe;

- Lên kế hoạch làm việc khoa học và hợp lý, đảm bảo công việc được hoàn thành trong 7 - 8 giờ;

- Đi lại nhẹ nhàng sau mỗi 2 giờ làm việc, dành khoảng 30 phút nghỉ trưa để giảm căng thẳng do công việc;

Biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về sau. Các biến chứng thường gặp bao gồm:

1.Biến chứng ở tim: nhồi máu cơ tim, suy tim, suy tim mất bù, rung nhĩ,…

2.Biến chứng ở não: nhồi máu não, xuất huyết não, suy giảm trí nhớ,..

3.Biến chứng ở thận: suy thận ở nhiều mức độ khác nhau, nặng nhất là diễn tiến đến suy thận mạn giai đoạn cuối phải điều trị thay thế thận (ghép thận hoặc chạy thận định kỳ)

4.Biến đổi mạch máu ở đáy mắt do huyết áp cao, có thể gây xuất huyết, phù nề mạch máu võng mạc, nghiêm trọng hơn là gây mù

5.Bệnh động mạch ngoại biên hai chân: do xơ vữa mạch máu gây hẹp hoặc tắc mạch máu nhỏ ở hai chân, gây đau chân khi đi lại, nặng hơn là loét, hoại tử phải cắt chi gây tàn phế

6.Rối loạn cương dương: thường gặp, đặc biệt nếu có kèm đái tháo đường, hút thuốc lá.

BS Đinh Minh Trí (Đại học Y dược TP HCM)

Theo Đời sống
back to top