Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM hướng tới Trung tâm Ghép tạng Nhi

(khoahocdoisong.vn) - Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM vừa cho biết ca ghép thận mới nhất cho một bé trai 9 tuổi đã thành công. Đây là ca ghép thận hoàn thành trong thời gian nhanh nhất.

Ghép thận nhi trở thành thường quy

Đây là trường hợp bé trai 9 tuổi dân tộc Chăm tại Bình Thuận. Bé được phát hiện suy thận mạn hơn 1 năm nay. Sau khi phát hiện, bệnh nhi được đặt thẩm phân màng bụng (thẩm phân phúc mạc) hằng ngày từ tháng 6/2020. 

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM thực hiện các kiểm tra chức năng thận cho bệnh nhi.

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM thực hiện các kiểm tra chức năng thận cho bệnh nhi. 

Theo TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM, thẩm phân phúc mạc cho bệnh nhi suy thận mạn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ: Nhiễm trùng dịch lọc, catherter lạc chỗ, xơ hóa màng bụng trong thời gian dài. Chính vì vậy, gia đình và bệnh viện lên phương án ghép thận. Người cha đã quyết định cho con một quả thận. Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM cùng với Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM đã tiến hành phẫu thuật ghép thận cho bé.

Bình thường thận người lớn gấp rưỡi thận trẻ em nên cần mạch máu lớn để tưới đủ máu cho thận ghép. Nhưng do bệnh nhi bị thiểu sản thận hai bên nên tĩnh mạch chậu ngoài của bé bị teo hẹp từ trước mổ trong khi quả thận của người cha khá lớn, kích thước 11cm.

Bệnh viện Nhi đồng 2 cùng với Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM đã tiến hành phẫu thuật ghép thận cho bé.

Bệnh viện Nhi đồng 2 cùng với Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM đã tiến hành phẫu thuật ghép thận cho bé.

Êkip mổ đã thám sát các tĩnh mạch và quyết định nối lên tĩnh mạch chậu bụng với thận ghép và đã thành công trong phẫu thuật nối ghép.

Theo các bác sĩ, với những mạch máu nhỏ như vậy trên bệnh nhi này, nếu để máu lưu thông ở mức độ bình thường thì không đủ lượng máu đến nuôi thận, nên họ đã phải theo dõi sát việc tăng huyết áp có điều kiện để đảm bảo đủ lượng máu nuôi thận ghép.

Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM đang dần làm chủ kỹ thuật ghép thận trên bệnh nhi.

Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM đang dần làm chủ kỹ thuật ghép thận trên bệnh nhi.

Trước khi ghép, bệnh nhi đi tiểu mỗi ngày chỉ có 100ml nước nhưng sau khi ghép, lượng nước tiểu đã lên 3.000ml/ngày. 

Ghép thận đồng loại đặc biệt ghép thận cho trẻ em có ý nghĩa rất lớn vì trẻ em cần nhiều thời gian để sử dụng thận ghép. Một quả thận ghép có thể kéo dài từ 10 - 20 năm, thậm chí 30 năm. Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi đồng 2, ca ghép thận đầu tiên được thực hiện vào năm 2004 và bệnh nhi đến nay vẫn còn sử dụng được thận ghép.

Theo các bác sĩ, đây là ca ghép đòi hỏi nhiều kỹ thuật cao, đánh dấu tiến bộ trong ghép thận của Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM. Thời gian ghép thận của ca này chỉ còn 4 tiếng đồng hồ trong khi những ca trước kia kéo dài từ 8 - 10 tiếng.

Đây là ca ghép đòi hỏi nhiều kỹ thuật cao, là ca ghép đánh dấu sự tiến lên trong chuỗi ghép tạng nói chung và ghép thận của Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM.

Đây là ca ghép đòi hỏi nhiều kỹ thuật cao, là ca ghép đánh dấu sự tiến lên trong chuỗi ghép tạng nói chung và ghép thận của Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM.

Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM là một trung tâm được nhận nguồn tạng ghép từ Trung tâm Điều phối và ghép tạng từ người cho chết não Quốc gia, đồng thời là 1 trong 3 cơ sở tham gia đề tài nghiên cứu về điều phối tạng ghép từ người cho chết não cùng Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Thống Nhất.

Bên cạnh đó, từ đầu năm 2021, với sự hỗ trợ của Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TPHCM, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM đã triển khai ứng dụng tế bào gốc trong điều trị. ThS.BS Phan Thị Thu Trang, Phó khoa Ung bướu Huyết học, Phụ trách ghép tế bào gốc chia sẻ, cho tới nay, Bệnh viện đã tiếp nhận điều trị 2 ca u sợi thần kinh.

Sau ghép thận, bệnh nhi đã trở lại cuộc sống gần như bình thường.

Sau ghép thận, bệnh nhi đã trở lại cuộc sống gần như bình thường. 

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top