Bệnh nhân ngừng tuần hoàn được cứu sống ngoại mục

"Báo động đỏ" nội viện đã kịp thời cứu sống cho người đàn ông 63 tuổi ở Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội bị đột ngột ngừng tim, ngưng thở do nhồi máu cơ tim cấp.

Bệnh nhân N.V.Q 63 tuổi ở Phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội có tiền sử bệnh lý tăng huyết áp

Theo lời kể của gia đình, 22 h ngày 7/10, bệnh nhân đang ngồi thì đột ngột ngã quỵ, đau ngực trái dữ dội, kèm theo khó thở. Bệnh nhân được người nhà đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị trong ngừng hô hấp, tuần hoàn; ngay lập tức được các bác sĩ đã cấp cứu hồi sinh tim phổi.

Sau hơn 10 phút ép tim liên tục, điều thần kỳ đã xảy ra là tim bệnh nhân đập trở lại. Nhận định tình trạng của người bệnh vô cùng nặng nề, “báo động đỏ” nội viện, từ Khoa cấp cứu Bệnh viện Hữu Nghị được kích hoạt để đưa ra phương án chẩn đoán, điều trị tối ưu nhất.

Trên cơ sở thông tin “báo động đỏ”, hệ thống Cấp cứu, Hồi sức và Tim mạch can thiệp của Bệnh viện Hữu nghị được kích hoạt với mục tiêu chụp động mạch vành và tái tưới máu vùng nhồi máu cơ tim càng sớm càng tốt.

Hình ảnh điện tim và kết quả xét nghiệm men tim của bệnh nhân sau đó được các bác sĩ khoa Cấp cứu nhận định có nhồi máu cơ tim cấp, hội chẩn với các bác sĩ tim mạch can thiệp và Hồi sức cấp cứu: Bệnh nhân có chỉ định chụp mạch vành xét can thiệp cấp cứu.

Báo động đỏ: bệnh nhân ngừng tuần hoàn được cứu sống ngoại mục

Báo động đỏ: bệnh nhân ngừng tuần hoàn được cứu sống ngoại mục

Kết quả chụp mạnh vành cho thấy hình ảnh hẹp tắc ba nhánh động mạch vành (tắc cấp động mạnh mũ, hẹp 90% đoạn 2 động mạch vành trái, tắc mạn tính động mạch vành phải). Các bác sĩ can thiệp nhanh chóng xác thủ phạm gây ngừng tuần hoàn của ông là do huyết khối làm tắc cấp động mạch mũ và đã lấy huyết khối, đặt 1 stent và nong bóng tái thông mạch vành trái.

Bệnh nhân sau can thiệp mạch vành được chuyển xuống khoa Hồi sức tích cực, tiếp tục được bác sĩ hồi sức đặt PICCO (thiết bị thăm dò huyết động xâm lấn) và hồi sức. Sau 3 ngày hồi sức, bệnh nhân dần tỉnh ra giảm dần và liều thuốc được thuốc vận mạch trợ tim, cai thở máy thành công.

Các y bác Bệnh viện Hữu Nghị đã kịp thời xử trí và giải quyết nguyên nhân, giúp cho bệnh nhân từng bước vượt qua nguy kịch. Sau khoảng hơn 2 tuần điều trị, điều kỳ diệu đã xảy ra, bệnh nhân dần dần tỉnh, thoát sốc.

ThS. BS Nguyễn Minh Lực, khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết, ca cấp cứu, điều trị thành công bệnh nhân là một kỳ tích thực sự đối với bệnh nhân N.V.Q và nỗ lực của cả ê-kíp. Mặc dù bệnh nhân ngừng tuần hoàn nhưng với hệ thống báo động đỏ nội viện, tất cả được vận hành hoàn hảo đã đưa bệnh nhân từ cõi chết trở về cuộc sống.

“Quy trình báo động đỏ bệnh viện’’ là xử trí cấp cứu tối khẩn cấp, áp dụng cho những trường hợp cấp cứu cần can thiệp mới hy vọng cứu sống bệnh nhân. Mục đích cuối cùng khi thực hiện quy trình này là cứu sống được bệnh nhân, đưa bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy kịch.

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top