Hoại tử ngón: Thường là hậu quả của xơ vữa mạch, hình thành các tắc vi mạch gây nhiễm trùng. Các tắc mạch cũng còn do các nguyên nhân khác như tăng cholesterol, do dùng thuốc có thể làm giảm đọng máu đến, gây hoại tử chi. Hội chứng cổ điển "ngón chân xanh" có nguyên nhân tắc mạch do cholesterol máu tăng, các mảng xơ vữa ở gần các mạch lớn đã gây hoại tử. Các ngón chân có màu đỏ tím, hoại tử có thể tiến triển từ những tổn thương này. Các mảng xơ vữa có ở động mạch chậu, động mạch chủ hoặc các mạch xa. Hội chứng thường khởi đầu bằng đau đột ngột ở ngón chân hoặc bàn chân; đau còn có thể thấy ở cơ bắp chân và đùi. Thăm dò cận lâm sàng thấy tốc độ dòng chảy bị chậm lại.
Về điều trị, ở giai đoạn này người ta có thể dùng liệu pháp warfarin hoặc streptokinase chống đông máu. Hoại tử ngón có thể xảy ra ở những người dùng thuốc chẹn beta giao cảm, bởi chẹn beta giao cảm gây ảnh hưởng không tốt cho tuần hoàn ngoại vi. Các nghiên cứu cho thấy biến chứng mạch xảy ra ở 22/305 người được dùng chẹn beta giao cảm (« 7,2%). Người ta cho rằng vì dùng thuốc chẹn beta giao cảm nên đã không có đối kháng để không chế chất co mạch. Ngày nay, chẹn beta lại được chỉ định khá rộng rãi trong điều trị cơn đau thắt ngực, tăng huyết áp và sau nhồi máu cơ tim...
Tắc mạch cấp: Phần lớn các tắc mạch diễn ra dần dần, nhưng cũng có những trưòng hợp tắc mạch cấp; đa số những trường hợp này có nguyên nhân là do những cục máu đông từ tim được tạo ra do rung nhĩ đi vào tuần hoàn. Triệu chứng thường xảy ra đột ngột, chân người bệnh trắng nhợt, đôi khi có màu trắng xáp; các dấu hiệu thường gặp như dị cảm, tê bì, tê cứng. Ngưòi bệnh đột ngột thấy yếu hẳn ở bên chi tổn thương. Các triệu chứng hay gặp là: Đau xuất hiện đột ngột; Da chi tổn thương tái xanh, thậm chí có trắng xáp; Dị cảm; Mất mạch dưới nơi tắc; Liệt: yếu cơ đột ngột.
PGS.TS Tạ Văn Bình (nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết T.Ư)