Bên trong khu rừng yên tĩnh, tối tăm đến rùng rợn ở Nhật Bản

Rừng Aokigahara hay còn gọi "khu rừng tự sát" rộng khoảng 30 km2. Đây là khu rừng yên tĩnh, tối tăm đến rùng rợn ở Nhật Bản.
Am anh khu rung yen tinh den rung ron o Nhat Ban
Cây cối trong rừng mọc um tùm, san sát nhau tới mức nhiều thời điểm trong ngày ánh sáng Mặt trời không thể chiếu xuống mặt đất.
Am anh khu rung yen tinh den rung ron o Nhat Ban-Hinh-2
Do tán cây trong rừng Aokigahara vô cùng rậm rạp, đan xen vào nhau nên còn được gọi là "biển cây". Không những vậy, nhiều cây cối có hình dáng cong vẹo, rễ mọc trồi lên mặt đất tạo nên khung cảnh kỳ dị, bí ẩn. Vậy nên, nhiều người đặt chân tới khu rừng này cảm thấy u ám đến rợn người.
Am anh khu rung yen tinh den rung ron o Nhat Ban-Hinh-3
Tuy nhiên, điều khiến rừng Aokigahara được nhiều người biết đến hơn cả là nơi đây xảy ra khoảng 100 vụ tự sát mỗi năm. Theo nghiên cứu của các chuyên gia và chính quyền địa phương, từ những năm 1960 đến nay, một số người đã quyết định tới rừng Aokigahara để chấm dứt cuộc sống. Điều này khiến nơi đây còn được gọi là "khu rừng tự sát".
Am anh khu rung yen tinh den rung ron o Nhat Ban-Hinh-4
Kể từ đầu những năm 1970, đội tìm kiếm nhỏ gồm cảnh sát và các tình nguyện viên đã vào rừng Aokigahara để tìm kiếm thi thể. Sau mỗi chuyến đi, họ tìm thấy thi hài của một số người.
Am anh khu rung yen tinh den rung ron o Nhat Ban-Hinh-5
Theo thời gian, số lượng thi thể được tìm thấy trong rừng Aokigahara tăng lên đáng kể. Chỉ riêng trong năm 2004, đội tìm kiếm đã tìm thấy 108 thi thể ở trạng thái phân hủy khác nhau.
Am anh khu rung yen tinh den rung ron o Nhat Ban-Hinh-6
Vào năm 2010, 247 người cố gắng tự sát trong rừng Aokigahara. Trong số này, 54 người quay về cuộc sống sau khi từ bỏ ý định tự tử.
Am anh khu rung yen tinh den rung ron o Nhat Ban-Hinh-7
Thời điểm nhiều người đến rừng Aokigahara để tìm tới cái chết nhất là vào tháng 3 - tháng cuối cùng của năm tài chính tại Nhật Bản.
Am anh khu rung yen tinh den rung ron o Nhat Ban-Hinh-8
Dù nỗ lực tìm kiếm nhưng các chuyên gia cho rằng có thể còn hàng trăm thi hài vẫn chưa được tìm thấy do địa hình rừng Aokigahara phức tạp, một số người đã vào sâu trong rừng để tự sát nên rất khó phát hiện.
Am anh khu rung yen tinh den rung ron o Nhat Ban-Hinh-9
Trước tình hình này, chính quyền địa phương đã thành lập đội tuần tra thường xuyên ở khu vực rừng Aokigahara với hy vọng sẽ đưa ra lời khuyên nhủ để người có ý định tự sát từ bỏ ý định chấm dứt cuộc sống.
Am anh khu rung yen tinh den rung ron o Nhat Ban-Hinh-10
Đồng thời, tại nhiều khu vực trong rừng Aokigahara, giới chức trách đặt nhiều biển cảnh báo với dòng chữ: "Cuộc sống này là món quà quý giá cha mẹ dành tặng cho bạn", kèm theo đường dây nóng hỗ trợ.

Mời độc giả xem video: Giải mã bí ẩn khu rừng “quái vật tuyết” ở Nhật Bản.

Theo Đời sống
Vì sao hồ nước thường được xây hình bán nguyệt?

Vì sao hồ nước thường được xây hình bán nguyệt?

Hồ bán nguyệt, hay còn gọi hồ hình trăng lưỡi liềm, thường được xây dựng trong các không gian quan trọng như đình, chùa, cung điện, cả nhà ở, nhằm tạo ra sự thịnh vượng, cân bằng âm dương và sự điều hòa về năng lượng trong không gian sống.
back to top