Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục mưa lớn

Tối và đêm qua (2/8) bão số 3 đã đi vào khu vực phía Bắc tỉnh Quảng Ninh và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
  • Tàu thuyền neo đậu an toàn tại khu cảng cá Hà Phong, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: TTXVN

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, tại trạm Móng Cái (Quảng Ninh) đã đo được gió mạnh 17m/s (cấp 7), gió giật mạnh 23m/s (cấp 9), ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng đã có gió giật cấp 6 - 8. Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa đến mưa to, một số nơi mưa rất to như: Móng Cái 209mm, Quảng Hà (Quảng Ninh) 143mm, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 165mm…

Lúc 4 giờ ngày 3/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,2 độ Vĩ Bắc - 106,9 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 - 7 (40 - 50km/giờ), giật cấp 8. Dự báo, trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực Nam đồng bằng Bắc Bộ.

Trong ngày hôm nay (3/8), ở vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8. Sóng biển cao từ 2 - 3m, biển động mạnh. Ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7 - 8. Các tỉnh ven biển từ Thái Bình đến Thanh Hóa có gió giật cấp 6 - 7. Từ nay đến ngày 4 - 8, ở Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to (tổng lượng mưa phổ biến 100 - 300mm/đợt, riêng khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa 200 - 400mm/đợt). Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trước đó, chiều 2/8, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3 tại tỉnh Quảng Ninh. Tại hiện trường, Phó thủ tướng nhấn mạnh, bão số 3 có diễn biến phức tạp, vì vậy cần chuẩn bị mọi phương án đối phó. Phó thủ tướng cũng lưu ý tỉnh Quảng Ninh và ngành than phòng chống sạt lở các bãi thải mỏ khi có mưa lớn sau bão.

Đến 17 giờ, ngày 2/8, Quảng Ninh đã di chuyển 16.132 người trên các lồng bè, chòi canh thủy sản về vị trí an toàn. Tỉnh này cũng đã huy động 2.005 cán bộ, chiến sĩ; 2.294 dân quân tự vệ; 5.498 lượt người dân; 545 lượt phương tiện xe máy; 129 lượt tàu, xuồng sẵn sàng ứng cứu các sự cố. Các phương tiện cũng bị cấm lưu thông qua cầu Bạch Đằng từ tối qua.

Từ sáng 2/8, UBND TP Hải Phòng đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra công trình đê điều và công tác phòng chống lụt bão tại các địa phương. Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP Hải Phòng, đã có 3.344 phương tiện/14.172 lao động, 465 lồng bè/1.290 lao động, 350 chòi canh/288 lao động được đưa về nơi tránh trú bão an toàn.

Bộ Chỉ huy quân sự TP Hải Phòng đã bố trí sẵn sàng 9.707 người và 152 phương tiện để tham gia phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn khi có lệnh. Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 1 cũng điều động tàu SAR 411 và SAR 273 ứng trực tại vịnh Lan Hạ, Cát Bà và các ca nô 02, 03, 06 ứng trực tại khu vực bắc sông Cấm. Các quận Hồng Bàng, Lê Chân và Ngô Quyền đều đã có phương án di dân tại các khu tập thể cũ, nhà xung yếu.

Tại các địa phương ven biển như quận Đồ Sơn, huyện Cát Hải, người dân dùng gỗ, bao cát để làm "áo giáp" và đê chống gió, sóng biển khi bão đổ bộ. Tại huyện đảo Bạch Long Vĩ, địa phương đầu tiên của Hải Phòng chịu ảnh hưởng của bão, sáng 2/8 đã có gió cấp 8. Trong khi đó, tại Thái Bình, địa phương này đã di dời 14.208 hộ dân với 51.098 nhân khẩu đang sinh sống ngoài đê đến nơi an toàn.

Cũng trong chiều 2/8, Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng) cho biết, trong đêm 1/8 đã có mưa giông diện rộng ở các tỉnh Lào Cai, Sơn La, Phú Thọ, Hà Tĩnh và các huyện Quan Sơn, Quan Hóa (tỉnh Thanh Hóa). Thống kê ở các địa phương đến chiều 2/8 đã ghi nhận có 129 ngôi nhà, 1 trường học bị hư hỏng, tốc mái và trên 14ha lúa, hoa màu bị thiệt hại. Thanh Hóa thiệt hại nặng nhất khi có 107 nhà dân bị hư hỏng, tốc mái.

Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa, do ảnh hưởng của bão số 3, từ ngày 31/7 - 2/8, một số huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa có mưa lớn. Tại xã Mường Lý, huyện Mường Lát, đất đá sạt lở đã làm anh Vàng A Lâu (33 tuổi, Trưởng bản Sài Khao, xã Mường Lý) tử vong ngày 31/7. Từ chiều tối 1/8, mưa kèm giông lốc xảy ra tại các huyện Quan Hóa, Quan Sơn làm tốc mái, gây hư hỏng 34 nhà dân. Ngày 2/8, các lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã được huy động để sẵn sàng giúp đỡ người dân chống bão.

Theo bienphong.com.vn
Khách hàng cũng sẽ được thử tay lái với mẫu xe ô tô điện thông minh đầu tiên của Việt Nam – VinFast VF e34.

Vinhomes và VinFast tổ chức sự kiện trải nghiệm bộ đôi “Nhà xanh - Xe điện” tại Hà Nội và TPHCM

Nhằm tri ân cư dân và khách hàng, đồng thời mong muốn lan toả mạnh mẽ xu hướng sống xanh và thông minh, Vinhomes sẽ phối hợp với VinFast tổ chức sự kiện “Nhà xanh xe điện – Mở lối tương lai” tại hai đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) và Vinhomes Smart City (Nam Từ Liêm) trong hai ngày 23, 24/7 và Vinhomes Grand Park (TPHCM) trong hai ngày 30, 31/7. Khách hàng tham dự sự kiện sẽ được mục sở thị và lái thử bộ đôi ô tô điện thông minh VinFast VF 8 và VinFast e34.
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top